Thực hành bài 4: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi Địa lí 7 trang 13
Trong các bài học về dân số, chắc chắn chúng ta đều gặp ơhair các lược đồ dân số hay tháp tuổi. Tuy nhiên, khi giáo viên yêu cầu các bạn dựa vào nó để phân tích thì không phải bạn nào cũng làm được. Vì vậy, để biết thêm về khả năng phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi, KhoaHoc mời các bạn đến với bài thực hành dưới đây.
1. Mức độ cần đạt được
a. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh kiến thức đã học trong toàn chương
+ Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới
+ Các khái niệm về đô thị, siêu đô thị, sự phân bố các siêu thị ở Châu Á.
b. Kĩ năng
- Củng cố, nâng cao thêm các kĩ năng: Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư, các siêu đô thị ở Châu Á.
- Đọc khai thác thông tin trên lược đồ dân số, sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.
- Vận dụng để tìm hiểu dân số Châu Á, dân số Việt Nam
2. Hướng dẫn nội dung thực hành
Câu 2: Quan sát tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh qua các cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989 và năm 1999, cho biết sau 10 năm:
- Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?
- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ, nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
Trả lời:
Sau 10 năm, hình dáng tháp tuổi có sự thay đổi: đáy ngày càng thu hẹp hơn, đoạn giữa phình to hơn, đỉnh tháp mở rộng hơn.
Nhóm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tỉ lệ tăng, nhóm dưới độ tuổi lao động tỉ lệ giảm. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ sinh ở TP. Hồ Chí Minh đang giảm, tuổi thọ đang tăng và dân số đang già đi.
Câu 3: Tìm trên lược đồ phân bố dân cư Châu Á những khu vực tập trung đông dân. Các đô thị lớn ở Châu Á thường phân bố ở đâu?
Trả lời:
- Những khu vực tập trung đông dân:
- Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
- Đông Nam Á: In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Việt Nam, Thái Lan.
- Nam Á: Ân Độ, Pa-kit-xtan, Băng-la-đét.
- Các đô thị lớn ở châu Á (quy mô trên 5 triệu người) thường phân bố ở ven biển (ví dụ: Tô-ki-ô, Mum-bai, Ma-ni-la, Thượng Hải) hoặc ở các đồng bằng lớn (Niu Đê-li, Băng Cốc, Bắc Kinh,...).
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?
- Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
- Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu?
- Đáp án câu 6 bài 1: Dân số (Trang 3 6 SGK)
- Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?
- Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?
- Tính chất trung gian của khí hậu và sự thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
- Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm
- Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
- Bài 30: Kinh tế châu Phi
- Qua các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà.
- Cách nhận xét biểu đồ hình tròn