"Tiếng việt rất giàu vẻ đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
3. "Tiếng việt rất giàu vè đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Bài làm:
Có thể nói Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giàu ý nghĩa. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Vẻ đẹp ấy có thể thấy qua hệ thống những câu tục ngữ, bài ca dao, câu hò, câu hát đằm thắm mang đậm sắc thái của đời sống người Việt ta mà không nơi nào có được hay như thể hiện cả ở cách dùng từ đặt câu. Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người. Tiếng Việt ta đẹp như thiên nhiên, đất nước. Tiếng Việt ta đẹp là bởi tâm hồn người Việt ta rất đẹp. Người Việt yêu thiên nhiên, gửi gắm ở thiên nhiên một tình yêu rất lớn. tiếng Việt ta rất đẹp là bởi đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát các hình ảnh sau và trao đổi về quang cảnh một dòng sông hoặc khu rừng mà em biết?
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả trong bài văn? (Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả? .....
- Các câu sau đã đúng ngữ pháp chưa? Vì sao ? Chữa lại những câu sai cho đúng.
- Trong cá cách diễn đạt sau, em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao?
- Sưu tầm một số bài/đoạn văn tả người, trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa để tham khảo.
- Sưu tầm thêm 2-3 truyện Trung đại Việt Nam.
- Để làm bài văn bản tả cảnh, em cần thực hiện những công việc gì? Bố cục của bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần? Ghi lại những câu trả lời đó vào vở?
- Đọc kĩ bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt ở cuối sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 2. Ghi vào sổ tay những tững từ khó hiểu và tra nghĩa của từ trong từ điển.
- Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp
- Thay mặt lớp, em hãy thử viết đơn gửi ban giám hiệu nhà trường để trình bày nguyện vọng về một công việc cụ thể
- Đọc lại một văn bản truyện, kí đã đọc ở kì II và nhận xét về các sử dụng từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ); các cumh từ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) của tác giả.
- Xác định chủ ngữ vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau :