Trả lời câu hỏi
D.E Hoạt động vận dụng và tìm tồi, mở rộng
Đọc và trả lời câu hỏi:
Ngày 7-6-1742 nhà toán học Đức Gôn-bách viết thư cho nhà toán học Ơ-le và đưa ra bài toán : “Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 đều viết được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố”.
Ngày 30-6 năm đó, trong thư trả lời Gôn-bách, Ơ-le nói rằng theo ông: “Số chẵn bất kì tính từ số 4 trở đi đều là tổng của hai số nguyên tố, tuy nhiên tôi chưa chứng minh được, mặc dù tôi không nghi ngờ gì về điều đó, tôi cho rằng giả thuyết hoàn toàn chính xác”.
Nhiều nhà toán học đã thử chứng minh giả thuyết Gôn-bách – Ơ-le nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải trọn vẹn. Vì vậy có nhà toán học đã nói độ khó của giả thuyết Gôn-bách – Ơ-le không thua bât kì bài toán khó nào của Toán học còn chưa có lời giải.
Trả lời câu hỏi:
a) Hãy viết các số 6, 7,8 dưới dạng tổng của ba số nguyên tố.
b) Hãy viết các số 30, 32 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố.
Bài làm:
a. 6 = 2 + 2+ 2
7 = 2 + 2 + 3
8 = 2 + 3 + 3
b. 30 = 13 + 17
32 = 13 + 19
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 trang 88 sách toán VNEN lớp 6 tập 1 phần E
- Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 $\leq $ r < b.
- Giải câu 3 trang 44 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải câu 1 trang 59 toán VNEN 6 tập 1
- Giải câu 2 trang 77 sách toán VNEN lớp 6 tập 1 phần D. E
- Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b # 0? Cho ví dụ
- Giải câu 4 trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- - Đố bạn: Người ta đã làm thế nào để xếp (hay dựng) được các cột nhà (hay các cọc tiêu) thẳng hàng?
- Giải câu 1 trang 114 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Giải VNEN toán đại 6 bài 5: So sánh phân số
- Giải câu 1 trang 71 sách toán VNEN lớp 6
- Giải VNEN toán hình 6 bài 2: Số đo góc - Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz