Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:
- A. Đất trồng
- B. Nguồn nước tưới
- C. Khí hậu
- D. Giống cây trồng.
Câu 2: Lúa gạo là cây lương thực chính của nước ta là vì:
- A. Có nhiều lao tham gia sản xuất
- B. Khí hậu và địa chất phù hợp để trồng
- C. Năng suất cao, người dân quen dùng
- D. Tất cả các lý do trên.
Câu 3: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là:
- A. Giống cây trồng
- B. Độ phì của đất
- C. Thời tiết, khí hậu
- D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 4: Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở đâu?
- A. Đông Nam Bộ
- B. Trung Du Bắc Bộ
- C. Tây Nguyên
- D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 5: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:
- A. Cây lương thực
- B. Cây hoa màu
- C. Cây công nghiệp
- D. Cây ăn quả và rau đậu
Câu 6: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
- A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
- B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
- C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
- D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 7: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:
- A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.
- B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.
- C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.
- D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.
Câu 8: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
- A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
- B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
- C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 9: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:
- A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.
- B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
- C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.
- D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Câu 10: Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản nước ta (năm 2002) đạt gần 2014 triệu USD. SO với nhành dầu khí, may mặc, giầy da thì kim ngạch ngành thủy sản đứng thứ:
- A. Nhất
- B. Nhì
- C. Ba
- D. Tư
Câu 11: Giá trị khoa học của vườn quốc gia là:
- A. Nơi bảo tồn nguồn gen
- B. Cơ sở nhân giống, lai tạo giống
- C. Phòng thí nghiệm tự nhiên
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 12: Tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản trong cả nước là
- A. Kiên Giang, Cà Mau
- B. Bà Rịa - Vũng Tàu
- C. Bình Thuận
- D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta là:
- A. Cà Mau
- B. An Giang
- C. Bến Tre
- D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do:
- A. Thiên nhiên nhiều thiên tai
- B. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
- C. Thiếu vốn đầu tư
- D. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.
Câu 15: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là:
- A. Mangan, Crôm
- B. Than đá, dầu khí
- C. Apatit, pirit
- D. Tất cả các loại trên.
Câu 16: Địa phương nào sau đây là nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay
- A. Thái Nguyên
- B. Vĩnh Phúc
- C. Quảng Ninh
- D. Lạng Sơn
Câu 17: Nước ta đông dân là một lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp nhờ:
- A. Nguồn lao động dồi dào
- B. Khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật nhanh
- C. Thị trường tiêu thụ lớn
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 18: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:
- A. Công nghiệp dầu khí.
- B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
- D. Công nghiệp điện tử.
Câu 19: Nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố ngành than, thủy điện, luyện kim là
- A. tài nguyên, nguyên liệu, năng
- B. nguồn lao động
- C. thị trường tiêu thụ
- D. cơ sở vật chất kĩ thuật
Câu 20: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp :
- A. Nguồn lao động
- B. Cơ sở hạ tầng
- C. Chính sách, thị trường
- D. Nguồn tài nguyên khoáng sản
Câu 21: Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta:
- A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
- B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- C. Có sự đầu tư lớn.
- D. Có nguồn nhân lực
Câu 22: Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh nổi bật về công nghiệp:
- A. khai khoáng, năng lượng.
- B. hóa chất,
- C. vật liệu xây dựng.
- D. chế biến
Câu 23: Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển mạnh nhất ở đâu?
- A. Đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung,
- C. Miền Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 24: Công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu phát triển mạnh nhất
- A. Bắc Bộ.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Nam Bộ.
Câu 25: Apatit, pirít, phôtphorit là khoáng sản thuộc loại:
- A. Nhiên liệu.
- B. Kim loại.
- C. Phi kim loại.
- D. Vật liệu xây dựng.
Câu 26: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
- A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
- B. Nền kinh tế phát triển năng động.
- C. Giao thông vận tải phát triển.
- D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 27: Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do:
- A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.
- B. Giao thông vận tải phát triển hơn.
- C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn.
- D. Có nhiều chợ hơn.
Câu 28 : Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do :
- A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn
- B. Giao thông vận tải phát triển hơn
- C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
- D. Có nhiều chợ hơn.
Câu 29: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào thấp nhất?
- A. Đường sắt
- B. Đường hàng không
- C. Đường sông
- D. Đường biển.
Câu 30: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta:
- A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.
- B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.
- C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.
- D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Câu 31: Quốc lộ 1A là quốc lộ:
- A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
- B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.
- C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.
- D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.
Câu 32: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?
- A. Hà Nội – Hải Phòng.
- B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
- C. Hà Nội – Lào Cai.
- D. Hà Nội – Huế.
Câu 33: Vùng nào ở nước ta không có sân bay quốc tế:
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đồng bằng sông Cửu Long
- D. Bắc Trung Bộ
Câu 34: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?
- A. Điện thoại cố định
- B. Điện thoại di động
- C. Internet
- D. Truyền hính cáp
Câu 35: Nước ta hòa mạng internet năm:
- A. 1995
- B. 1996
- C. 1997
- D. 1998
Câu 36: Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ mấy trên thế giới?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 37: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:
- A. Làm nhiên liệu nhiệt điện
- B. Xuất khẩu
- C. Tiêu dùng trong nước
- D. Làm đồ trang sức
Câu 38: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên sông nào
- A. Đà
- B. Lô
- C. Gâm
- D. Chảy
Câu 39: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả:
- A. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.
- B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.
- C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.
- D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Câu 40: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- A. Đền Hùng
- B. Tam Đảo
- C. Sa Pa
- D. Vịnh Hạ Long
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 7)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 15: Thương mại và du lịch
- Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí dân cư
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn địa lí (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp)