Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)

10 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 12 phần 8. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1 : Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Triệu người

Năm19952000200520102012
Thành thị14,918,722,326,528,3
Nông thôn56,758,960,160,460,5
Tổng số71,677,682,486,988,8

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Để biểu thị quy mô và cơ cấu dân số nước ta năm 2000 và 2010 qua bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:

  • A. Cột
  • B. Đường
  • C. Miền
  • D. Tròn

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012

Đơn vị: %

VùngNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụ
Đồng bằng sông Hồng40,729,829,5
Đồng bằng sông Cửu Long52,116,631,3

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012:

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong cơ cấu lao động.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cao hơn Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước là:

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng Sông Hồng.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến vấn đề gia tăng dân số?

  • A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
  • B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
  • C. Xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.
  • D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. 

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của dân số nước ta hiện nay?

  • A. Dân số đông.
  • B. Nhiều thành phần dân tộc.
  • C. Dân số tăng nhanh.
  • D. Phân bố đồng đều.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây?

  • A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng.
  • B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo tăng.
  • C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo không đổi.
  • D. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

  • A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
  • B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
  • C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  • D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

  • A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
  • B. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
  • C. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
  • D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 500.001 đến 1.000.000 người là:

  • A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
  • B. Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ.
  • C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

  • A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
  • B. Hà Nội, Cần Thơ.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
  • D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 11: Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm không phải là:

  • A. Giàu chất dinh dưỡng.
  • B. Có tầng phong hóa sâu.
  • C. Tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
  • D. Chỉ phân bố ở các cao nguyên 400-500m.

Câu 12: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh:

  • A. Tây Ninh.
  • B. Bình Dương.
  • C. Bình Phước.
  • D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào:

  • A. Lao Bảo.
  • B. Bờ Y.
  • C. Đồng Đăng.
  • D. Tà Lùng.

Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27; 28 hãy cho biết đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất của Duyên hải miền Trung?

  • A. Thanh Hoá.
  • B. Vinh.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây?

  • A. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
  • B. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
  • C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
  • D. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15 hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta:

  • A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
  • B. Vinh, Buôn Ma Thuật, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
  • C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
  • D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.

Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng là:

  • A. An Giang.
  • B. Đồng Tháp.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • D. Cà Mau.

Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 23 hãy cho biết đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Nam ra Bắc:

  • A. Dung Quất, Chân Mây, Vũng Áng, Cửa Lò, Cái Lân.
  • B. Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò, Dung Quất, Chân Mây.
  • C. Cửa Lò, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
  • D. Cái Lân, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.

Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 21 hãy cho biết đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp:

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Thừa Thiên - Huế.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Bình Thuận.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

  • A. Hà Giang, Quảng Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk.
  • B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
  • C. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai.
  • D. Yên Bái, Nghệ An, Lâm Đồng, Tây Ninh.

Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là:

  • A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
  • B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.
  • C. đất phèn, đất mặn, đất badan.
  • D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là:

  • A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ.
  • B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
  • C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.
  • D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang.

Câu 23: Phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và đảo là do:

  • A. khẳng định chủ quyền biển đảo.
  • B. đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
  • C. phát triển nghề cá và du lịch.
  • D. phát triển dịch vụ hàng hải và nghề cá.

Câu 24: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là:

  • A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú.
  • B. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
  • C. có nhiều hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.
  • D. nhiều sông, ao, hồ, bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong 7 vùng kinh tế ở nước ta vùng nào có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ
  • C. Đồng bằng sông Hồng
  • D. Đông Nam Bộ

Câu 26: Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

NămSố lao động đang làm việc (triệu người)Cơ cấu (%)
Nông – Lâm – Ngư nghiệpCông nghiệp – xây dựngDịch vụ
200542,824,57,910,4
201452,724,311,317,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Tỉ trọng nông – lâm – ngư tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
  • B. Tỉ trọng nông – lâm – ngư giảm, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
  • C. Tỉ trọng nông – lâm – ngư và dịch vụ tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng giảm.
  • D. Tỉ trọng nông – lâm – ngư và công nghiệp – xây dựng giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng.

Câu 27: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì:

  • A. Có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia.
  • B. Giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
  • D. Có nhiều rừng núi.

Câu 28: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

  • A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
  • B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
  • C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
  • D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.

Câu 29: Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ:

  • A. Yaly.
  • B. Sông Hinh.
  • C. Thác Bà.
  • D. Trị An.

Câu 30: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY

Đơn vị: nghìn ha

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây CN lâu năm và hàng năm năm 2014 là:

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu đồ miền.
  • C. Biểu đồ đường.
  • D. Biểu đồ cột.

Câu 31: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của Trung Du miền núi Bắc Bộ là:

  • A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
  • B. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
  • C. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
  • D. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.

Câu 32: Cây trồng, vật nuôi thích hợp phát triển ở vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ là:

  • A. cây lương thực, gia cầm.
  • B. cây công nghiệp lâu năm, gia súc lớn.
  • C. cây công nghiệp hàng năm, gia súc lớn.
  • D. cây lương thực, gia súc nhỏ.

Câu 33: Trong các vấn đề sau của Đồng bằng sông Hồng vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là:

  • A. Thiên tai khắc nghiệt.
  • B. Đất nông nghiệp khan hiếm.
  • C. Dân số đông.
  • D. Tài nguyên không nhiều.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét nào không đúng về khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

  • A. Khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng.
  • B. Khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa.
  • C. Khách nội địa nhiều hơn khách quốc tế.
  • D. Doanh thu du lịch có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khách du lịch.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp ̣biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?

  • A. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
  • B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
  • C. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
  • D. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.

Câu 36: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

  • A. xây dựng các hồ chứa nước ngọt là biện pháp thuỷ lợi quan trọng ở vùng.
  • B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.
  • C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  • D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 37: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng:

  • A. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động.
  • B. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản không ổn định.
  • C. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản cao nhất năm 1995.
  • D. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản giảm liên tục.

Câu 38: Chuỗi đô thị tương đối lớn và đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết.
  • B. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang.
  • C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
  • D. Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang – Tháp Chàm.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Vũng Áng
  • B. Vân Đồn
  • C. Hòn La
  • D. Nghi Sơn

Câu 40: Các cánh đồng muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng lớn nhất nước ta là:

  • A. Diêm Điền, Tĩnh Gia.
  • B. Văn Lí, Cà Ná.
  • C. Cà Ná, Sa Huỳnh.
  • D. Thạch Khê, Phan Rang.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội