Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2

59 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 2 tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thông qua bài Người công dân số Một, em nhận thấy được những phẩm chất tốt đẹp bào ở anh Thành?

  • A. có lòng yêu nước
  • B. có tầm nhìn xa
  • C. Ham học hỏi, có lòng quyết tâm, kiên định và dũng cảm
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Trong các bài sau, bài nào không thuộc chủ điểm Người công dân?

  • A. Thái sư Trần Thủ Độ
  • B. Tiếng rao đêm
  • C. Trí dũng song toàn
  • D. Phân xử tài tình

Câu 3: Trong bài văn Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng, em hãy cho biết nhà tài trợ đặc biệt đó là ai?

  • A. Ông Nguyễn Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Sài Gòn
  • B. Ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội
  • C. Ông Đỗ Cảnh Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội
  • D. Ông Đỗ Đình Thiện, một Việt kiều giàu có và có quan hệ rộng

Câu 4: Trong số những bài thơ sau đây, bài thơ nào thuộc chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình?

  • A. Cửa sông
  • B. Cao Bằng
  • C. Đất nước
  • D. Tiếng vọng

Câu 5: Trong câu chuyện Phân xử tài tình, viên quan án đã phân xử những vụ án nào?

  • A. Vụ án hai người phụ nữ tranh nhau một tấm vải
  • B. Vụ án bọn cướp ở truông nhà Hồ
  • C. Vụ án anh hàng dầu bị lấy trộm tiền
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn?

  • A. Vì trời mưa nên Loan không đi chơi nữa.
  • B. Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, tôi cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh.
  • C. Tuy là Long rất nóng tính nhưng cậu ấy lại là một người vô cùng trượng nghĩa.
  • D. Giá mà Bình nghe lời khuyên của mọi người thì sự việc đã không đi xa đến thế này

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
  • B. Mây bay, gió thổi
  • C. Chiều hôm qua, tôi về nhà bà ngoại chơi
  • D. Hôm nay, tôi đi học

Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:

"Cậu bé phải bỏ học .......... nhà quá nghèo"

  • A. nhưng
  • B. rồi
  • C. mặc dù
  • D. vì

Câu 9: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:

"Tôi đã đi cả Đà Nẵng và Đà Lạt....... Đà Lạt để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi hơn cả"

  • A. vì
  • B. hoặc
  • C. nếu
  • D. nhưng

Câu 10: Theo em, nên chọn tên nào để đặt cho bài văn dưới đây?

Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là một hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng. Gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những bưồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.

Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đầu dao cổ nghe vui tai:

Khói về rứa ăn cơm với cá

Khói về ri lấy đá chập đầu

Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.

Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.

Theo Nguyễn Trọng Tạo

  • A. Mùa thu ở làng quê
  • B. Cánh đồng quê hương
  • C. Âm thanh mùa thu
  • D. Hồ nước mùa thu

Câu 11: Khi viết hoa tên người Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu tiên của:

  • A. Họ
  • B. Tên
  • C. Tên đệm
  • D. Viết hoa cả họ, tên, tên đệm

Câu 12: Trường hợp nào viết đúng quy tắc viết hoa tên người Việt Nam?

  • A. Nguyễn lan hương
  • B. Phạm ngọc Lan
  • C. Trần Hoài Thu
  • D. Nguyễn Thu hoài

Câu 13: Đâu là chi tiết em có thể sử dụng khi miêu tả một ca sĩ đang biểu diễn:

  • A. Cô ấy nhằm mắt lại lắng nghe tiếng nhạc du dương rồi dần dần nâng mic lên cất cao giọng hát trong trẻo của mình.
  • B. Khi đến giữa bài hát, cô ấy nhìn bao quát cả sân khấu, nở nụ cười dịu hiền rồi vẫy tay chào tất cả khán giả “Xin chào mọi người, đã lâu không gặp”.
  • C. Một cậu bé chừng 7 tuổi lon ton cầm bông hoa hồng lên sân khấu tặng cô ấy, cô ấy cúi thấp người nhận lấy bông hoa, nở nụ cười dịu dàng rồi xoa đầu cậu bé.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội