Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 3: Việt Nam tổ quốc em

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 3: Việt Nam tổ quốc em. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu chyện "lòng dân" có sự xuất hiện của những nhân vật nào?

  • A. dì Năm, An, chú bộ đội, cai
  • B. dì Năm, chú bộ đội, ông của An, lính
  • C. dì Năm, An, chú cán bộ, cai, lính
  • D. dì Năm, chú cán bộ, cai, ông của An

Câu 2: Chú cán bộ gặp chuyện nguy hiểm gì?

  • A. bị địch bắt, sắp sửa bị đưa ra pháp trường
  • B. bị giặc rượt đuổi ráo riết. Bí quá, chú chạy vào nhà dì Năm
  • C. bị địch bao vây đang tìm cách thoát khỏi vòng vây của địch

Câu 3: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

  • A. dì Năm đưa chú cán bộ xuống hầm bí mật ẩn nấp
  • B. dì Năm bảo chú cán bộ ngồi xuống ăn cơm tự nhiên như người nhà
  • C. dì Năm nhanh trí đưa cho chú cán bộ một chiếc áo để thay, đồng thời dì bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm tự nhiên như chồng dì vậy

Câu 4: Câu chuyện diễn ra ở vùng đất nào thời chiến tranh?

  • A. đồng bằng Bắc Bộ
  • B. miền núi
  • C. Nam Bộ
  • D. Miền Tây sông nước

Câu 5: Cho những từ sau đây (giáo viên, thợ cày, trung úy, thợ điện, tiểu thương, bác sĩ, chủ tiệm, kĩ sư) từ nào thuộc nhóm doanh nhân:

  • A. kĩ sư, bác sĩ, giáo viên
  • B. thợ cày, thợ điện
  • C. tiểu thương, chủ tiệm
  • D. trung úy, giáo viên

Câu 6: Câu nói: "Muôn người như một" là ca ngợi truyền thống gì của dân tộc ta:

  • A. đoàn kết, thống nhất một lòng của toàn dân
  • B. nhiều người có gương mặt giống nhau
  • C. nét tương đồng trong văn hóa người Việt

Câu 7: Xếp các từ dưới đây vào nhóm nông dân:

(thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, thợ kim hoàn)

  • A. thợ cấy, thợ điện
  • B. thợ gặt, thợ cày, thợ cấy
  • C. thợ kim hoàn, thợ cày, thợ cấy
  • D. thợ cơ khí, thợ cày, thợ, cấy, thợ gặt

Câu 8: Xếp các từ dưới đây vào nhóm quân nhân:

(đại úy, chủ tiệm, tiểu thương, trung sĩ, thiếu tá, giám đốc)

  • A. giám đốc, chủ tiệm, tiểu thương
  • B. đại úy, trung sĩ
  • C. thiếu tá, đại úy, giám đốc
  • D. thiếu tá, đại úy, trung sĩ

Câu 9: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần đặt ở đâu?

  • A. Đặt ở chữ cái đầu
  • B. đặt ở âm chính
  • C. đặt ở âm phụ
  • D. đặt ở chữ cái cuối

Câu 10: Theo em "đồng hương" nghĩa là gì?

  • A. có cùng mùi hương
  • B. cùng quê hương
  • C. cùng là tên hương
  • D. giống nhau về mùi hương yêu thích

Câu 11: Vì sao vở kịch được đặt tên là "lòng dân"?

  • A. vì người cán bộ cách mạng trong lúc bị địch truy đuổi đã được dì Năm và bé An che chở
  • B. vì vở kịch đã thể hiện tấm lingf của người dân đối với cán bộ cách mạng
  • C. vì vở kịch đã thể hiện tấm lòng vì cách mạng của người dân. Họ sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, tiêu biểu là dì Năm và bé An.

Câu 12: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

Đọc đoạn văn trên và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

  • A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau
  • B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.
  • C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về cấp độ.
  • D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó với quê hương là tình cảm quê hương tự nhiên?

  • A. ăn cháo đá bát
  • B. cáo chết ba năm quay về đầu núi
  • C. lá rụng về cội
  • D. trâu bảy năm còn nhớ chuồng
Xem đáp án
  • 14 lượt xem