Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 6: Cánh chim hòa bình

11 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 6: Cánh chim hòa bình. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: A-pac-thai là chế độ gì trên thế giới?

  • A. chế độ bóc lột người lao động
  • B. chế độ phân biệt chủng tộc
  • C. chế độ phân biệt vùng miền
  • D. tất cả các chế độ tại Nam Phi

Câu 2: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

  • A. Người da đen bị đối xử vô cùng thậm tệ.
  • B. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng đồng Lương thì quá thấp, chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng.
  • C. Họ phải sống và chữa bệnh, đi học ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A. An phận đợi thời hạn kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc
  • B. Dũng cảm đứng lên và đấu tranh bền bỉ để đòi bình đẳng
  • C. không đi làm để bày tỏ thái độ bất mãn với chế độ

  • D. Tìm cách giết chết tên đầu sỏ để lật đổ chế độ

Câu 4: Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?

  • A. Vì thế giới của chúng ta ngày nay là một thế giới văn minh các dân tộc được sống bình đẳng với nhau.
  • B. Vì cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi đòi thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc phù hợp với công lí và xu thế phát triển của thời đại. Vì thế họ được thế giới ủng hộ.
  • C. Tất cả các ý trên

Câu 5: Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?

  • A. Ông tên là Nen-xơn Man-đê-la, một luật sư da đen.
  • B. Ông đã bị chính quyền Nam Phi bắt bỏ tù suốt 27 năm vì người phát động, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nan Phi đòi xóa bỏ chế độ a-pác-thai.
  • C. Cả hai ý trên.

Câu 6: Từ nào dưới đây "hữu" có nghĩa là "có":

  • A. hữu hiệu
  • B. hữu nghị
  • C. hữu dụng
  • D. cả A và C đều đúng

Câu 7: Buổi giao lưu văn nghệ giữa Việt Nam và Cu-ba thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia.

Từ "hữu" trong câu trên có nghĩa là gì?

  • A. hữu nghĩa là có
  • B. hữu nghĩa là bạn bè
  • C. câu A đúng, câu B sai
  • D. câu A sai, câu B đúng

Câu 8: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

  • A. Vì ông cụ không hê để ý đến sự có mặt của tên sĩ quan Đức, mà tỏ ra xem thường hắn.
  • B. Vì ông cụ tỏ thái độ coi thường tên phát xít qua lời đáp lạnh lùng. Mặt khác tên phát xít càng bực tức hơn khi biết ông cụ đang đọc một tác phẩm của Sin-lơ (một nhà văn Đức vĩ đại, viết bằng tiếng Đức) nghĩa là ông cụ rất thông thạo tiếng Đức nhưng không chào hắn bằng tiếng Đức mà chào bằng tiếng Pháp.
  • C. Vì ông cụ dám cải lời tên sĩ quan phát xít.

Câu 9: Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?

  • A. Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ đánh giá là một nhà văn có tài viết được nhiều tác phẩm
  • B. Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ đánh giá rất cao: Đó là một nhà văn quốc tế - một nhà văn của nhân loại.
  • C. Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ đánh giá là một nhà văn gái có tài của nước Đức

Câu 10: Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

  • A. Rất trân trọng, ngưỡng mộ người Đức, tiếng Đức.
  • B. Ông rất kính trọng Sin-lơ - một nhà văn của nước Đức qua việc kể tên những tác phẩm mà ông viết cho người Thụy Sĩ, người I-ta-li-a, người Pháp, .. Bản thân ông cũng đang cảm đọc một tác phẩm của Sin-lơ viết bằng tiếng Đức. Nhưng ông lại rất ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
  • C. Tất cả những ý trên.

Câu 11: Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì?

  • A. Ngụ ý ca ngợi người Đức, tiếng Đức.
  • B. Ngụ ý ca ngợi nhà văn Sin-lơ.
  • C. Ngụ ý: Những kẻ phát xít như các ngài đều là những kẻ cướp.

Câu 12: Điền từ vào chỗ chấm: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng..., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe".

  • A. đồng nghĩa
  • B. đồng âm
  • C. khác âm
  • D. khác nghĩa

Câu 13: Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ chấm để có được một định nghĩa đúng:

" Từ đồng âm là những từ giống nhau ... nhưng khác hẳn nhau...."

  • A. về nghĩa - về âm
  • B. về âm - về nghĩa
  • C. về âm - về cấu tạo
  • D. về cấu tạo - về nghĩa

Câu 14: Tiền nào trong các từ dưới đây đồng âm với tiền trong từ tiền tiêu?

  • A. mặt tiền
  • B. tiền giấy
  • C. chi tiêu
  • D. tiền bạc
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội