Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 4: Cánh chim hòa bình
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 4: Cánh chim hòa bình. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong tác phầm "những con sếu bằng giấy", ai là người thoát chết nhưng lại bị nhiễm chất phóng xạ trong trận ném bom nguyên tử của Mĩ ở Nhật Bản năm 1945?
- A. cậu bé Xa-xa-cô
- B. cô bé Xa-da-cô
- C. cô bé Xa-da-cư
- D. cậu bé Xa-da-na
Câu 2: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- A. Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử vào năm 1945 lúc này cô bé mới hai tuổi.
- B. Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử vào năm 1951 lúc này cô bé mới hai tuổi
- C. Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi đang còn trong bụng mẹ vào năm 1945
Câu 3: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- A. Tích cực uống thuốc trị bệnh, hi vọng bệnh sẽ thuyên giảm.
- B. Kiên trì tập thể dục để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
- C. Bằng cách lặng lẽ gấp những con sếu. Bởi em ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng: nếu gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh.
Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ đoàn kết với Xa-da-cô và bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
- A. Các bạn nhỏ đã gấp những con sếu, tới tấp gửi đến cho Xa-da-cô và quyên tiền xây một tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
- B. Các bạn nhỏ đã quyên tiền ủng hộ Xa-da-cô chữa bệnh.
- C. Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô và quyên tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc một dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
Câu 4: Nội dung chính của bài "những con sếu bằng giấy" là gì?
- A. tố cáo tội ác chiến tranh, nhât là chiến tranh hạt nhân
- B. thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới
- C. giới thiệu bức tượng đài của các em nhỏ quyên góp và xây dựng nên
- D. cả ý A và B đều đúng
Câu 5: Em hãy điền vào các ô trống chữ cái thích hợp: ngọn ...ành; gánh ...ồng
- A. ngọn lành, gánh lồng
- B. ngọn nghành, gánh, nghồng
- C. ngọn gành, gánh ngồng
- D. ngọn ngành, gánh gồng
Câu 6: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào không phải là cặp từ trái nghĩa:
- A. rách >< lành
- B. đen >< trắng
- C. xinh >< đẹp
- D. trên >< dưới
Câu 7: Từ trái nghĩa với hòa bình là:
- A. yên bình
- B. thanh bình
- C. chiến tranh
- D. yên lặng
Câu 8: Phá hoại, hủy bỏ, phá bỏ... là những từ trái nghĩa với từ:
- A. hòa bình
- B. giữ gìn
- C. đoàn kết
- D. thương yêu
Câu 9: Trong bài "bài ca về trái đất", hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- A. hình ảnh trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng bồ câu gọi bạn
- B. trái đất có bạn bè năm châu, bạn trẻ năm châu, có cánh hải âu vờn sóng nô đùa, có nắng gió và nhiều hoa thơm cỏ lạ.
- C. hình ảnh trái đất thật đẹp, thật thơ mộng giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời, có tiếng chim bồ câu gọi bạn, có cánh chim hải âu vờn sóng biển nô đùa.
Câu 10: Em hiểu hai câu thơ cuối khổ hai nói gì?
- A. Khẳng định một điều: mỗi loài hoa đều có những vẻ đẹp riêng, tất cả đều đẹp và quý
- B. ý nói rằng trên hành tinh chúng ta tuy khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng yêu và đáng quý. Tất cả đều đẹp và quý giống như các loài hoa vậy?
- C. cả hai ý trên đều đúng
Câu 11: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? Đánh dấu (x) vào ô trống ý đúng nhất?
- A. Chúng ta phải đoàn kết lại, chung sống hòa bình
- B. chúng ta phải kiên quyết chống chiến tranh hạt nhân. Chỉ có hòa bình, trái đất mới có tiếng hát, tiếng cười, trái đất mới trẻ mãi không già, nhân loại mới có cuộc sống tươi vui và hạnh phú.
- C. tất cả các ý trên đều đúng
Câu 12: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh câu thành ngữ: "Xấu người... nết".
- A. tốt
- B. đẹp
- C. xấu
- D. được
Câu 13: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai câu chuyện đã kể về vùng đất ở:
- A. Quảng Nam
- B. Quảng Trị
- C. Quảng Ngãi
- D. Quảng Ninh
Câu 14: Con sông nào được nhắc đến trong tác phẩm "tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai":
- A. sông Thu Bồn
- B. sông Trà Khúc
- C. sông Đà
- D. sông Hồng
Câu 15: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: Áo rách khéo vá, áo lành.... may"
- A. khéo
- B. vụng
- C. dễ
- D. khó
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 12: Giữ lấy màu xanh
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 2: Việt Nam tổ quốc em
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 3: Việt Nam tổ quốc em
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 6: Cánh chim hòa bình
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 1: Việt Nam tổ quốc em
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 11: Giữ lấy màu xanh
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 20: Người công dân
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 31: Nam và Nữ
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 8: Con người với thiên nhiên
- Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 27: Nhớ nguồn