Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 9: Con người với thiên nhiên

9 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 9: con người với thiên nhiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong bài "cái gì quý nhất", theo bạn Hùng cái gì là quý nhất trên đời?

  • A. lúa gạo
  • B. vàng
  • C. thì giờ
  • D. cái gì cũng quý

Câu 2: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?

  • A. Thầy giáo cho rằng những gì mà Hùng, Qúy, Nam đưa ra là đúng, lập luận có cơ ở, có lí: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý cả nhưng chúng chưa phải là quý nhất. Người lao động mới là quý nhất
  • B. Thầy khẳng định: người lao động là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô ích
  • C. tất cả các ý trên

Câu 3: Theo Qúy, cái gì là quý nhất và bạn đã đưa ra lỹ lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?

  • A. Qúy nhất là con người vì theo Qúy chỉ cần có con người với bộ não thông minh và sức mạnh của mình thì sẽ làm ra được mọi thứ
  • B. Qúy nhất là thời gian vì theo Qúy thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ thì sẽ làm ra được mọi thứ
  • C. quý nhất là sức khở vì theo Qúy chỉ cần khỏe mạnh thì có thể làm ra được mọi thứ
  • D. quý nhất là vàng vì theo Qúy ai cũng nói quý như vàng, có vàng là có tiền mua được lúa gạo.

Câu 4: Theo Nam, cái gì là quý nhất và bạn đã đưa ra lý lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?

  • A. Quý nhất là thì giờ, vì theo Nam thì giờ là thứ tồn tại duy nhất trên đời mà con người không thể kiểm soát được.
  • B. Quý nhất là thì giờ, vì theo Nam thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ thì sẽ làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
  • C. Quý nhất là thì giờ, vì theo Nam hằng ngày ai cũng bị thời gian chi phối, phải hoạt động hết sức để 24 giờ trong ngày không trôi qua lãng phí.
  • D. Quý nhất là thì giờ, vì theo Nam thì giờ là thứ tôn tại bất biến, không bao giờ biến mất, ai cũng phải trân trọng.

Câu 5: Trong những câu sau đây câu nào viết không đúng chính tả:

  • A. con na/ quả la; tiền lẻ/nứt nẻ; lo nghĩ/no nê; đất nở/bột lở.
  • B. bàn là/quả na; tiền lẻ/nẻ toác; lo sợ/no bụng; lở loét/nở hoa.
  • C. la hét/nết na; số lẻ/nứt nẻ; lo nghĩ/no nê; lở loét/bột nở.
  • D. Con la/ quả na; số lẻ/ nứt nẻ; lo lắng/ no bụng; đất lở/ bột nở.

Câu 6: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

  • A. Mưa ở Cà Mau thường kéo dài cả ngày. Hết trận này đến trận khác.
  • B. Mưa ở Cà Mau là mưa dông: mưa thất thường, đột ngột kèm theo gió mạnh dữ dội nhưng chóng tạnh (nhanh hết).
  • C. Mưa ở Cà Mau là mưa dầm kèm theo sấm sét và gió mạnh.

Câu 7: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

  • A. Cây cối trên đất Cà Mau mọc thành chom, thành rặng, thành rừng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất và dựa vào nhau để chống chọilại những cơn dông bất thường, dữ dội.
  • B. Cây cối trên đất Cà Mau mọc thưa thớt do đông bão thất thường.
  • C. Cây cối trên đất Cà Mau mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa.

Câu 8: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

  • A. Người Cà Mau dựng nhà cửa sát với bìa rừng, nhà nào nhà nấy rộng rãi, khang trang.
  • B. Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
  • C. Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.

Câu 9: Người Cà Mau có tính cách như thế nào?

  • A. Người Cà Mau có tính cách đoàn kết, cưu mang, bảo bọc cho nhau
  • B. Người Cà Mau có tính cách: thông minh, giàu nghị lực, thích kể, thích nghe những huyền thoại về những con người có sức mạnh, trí thông minh chỉnh phục các loài vật hung dữ, và toát lên một tỉnh thần thượng võ.
  • C. Người Cà Mau có tinh thần thượng võ gan dạ và dũng cảm.

Câu 10: Hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết những từ in đậm dùng để chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tỉnh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

Tơ Hữu

  • A. Cụ già lớn tuổi nhất ở Việt Bắc.
  • B. Ông cụ từ dưới xuôi lên Việt Bắc du lịch
  • C. Bác Hồ
  • D. Cụ già dạy ngừi dân Việt Bắc biết chữ.

Câu 11: Cùng từ đoạn thơ trên, em hãy cho biết các từ được viết hoa (Bác, Người, Ông Cụ) nhằm mục đích gì?

  • A. tuân thủ các quy tắc chính tả
  • B. sự tùy hứng của tác giả
  • C. thể hiện tình cảm, thái độ tôn kính đối với nhân vật được nhặc tới
  • D. cả A và C đều đúng

Câu 12: Đâu là đại từ trong hai câu thơ sau:

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

  • A. nhớ
  • B. mình
  • C. nguồn
  • D. nghĩa tình
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội