Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
Câu 1: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?
Theo em, ai nói đúng? Vì sao?
Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?
Bài làm:
Theo em, người nói đúng chính là Minh vì: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:
- Do lao động tạo ra
- Có công nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.
=> Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
Liên hệ với tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây, nhờ những cơ chế, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. Hàng năm, số lượng hàng hóa ở nước ta được sản xuất nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn, đa dạng hơn, chất lượng tốt, giá thành đảm hợp lí và có sức cạnh tranh lớn như một số mặt hàng như dệt may, gạo, dày da,…
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn năng động, sáng tạo…để tạo ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng ngày càng có niềm tin đối với các mặt hàng ở trong nước.
Tuy nhiên, trong nước vẫn còn nhiều hiện tượng trốn thuế, một bộ phận sử dụng các chất độc hại để sản xuất hàng hóa thu lợi nhuận cao…gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, các mặt hàng ở nước ta còn chịu nhiều áp lực từ xu thế hội nhập, bởi sản phẩm còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường bên ngoài.
Chính vì vậy, để giúp hàng hóa ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, chúng ta cần phải lên án, tố cáo những hành vi sai trái trong sản xuất hàng hóa, biết vận dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành cao…
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?
- Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?
- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Theo em, truyền thống dân tộc từ xưa đến nay có còn có ý nghĩa với ngày nay hay không?
- Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
- Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh.
- Giải GDCD 11 bài 4
- Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.
- Trình bày khái niệm thành phần kinh tế và căn cứ để xác định thành phần kinh tế ở nước ta.
- Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì?