Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng.
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Từ lâu, cây phượng đã là một trong những hình ảnh không thể thiếu đối với học sinh. Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút,có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Hàng ngày, em thường cùng các bạn vui chơi, ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy.
- Câu nhân hóa: Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân
- Từ nhân hóa: Bác phượng
Bài tham khảo 2:
Hè đến, đầm sen đầu làng lại bắt đầu tỏa hương thơm ngát. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló xen lẫn trng đó là từng đoá sen hồng, đoá sen trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ trong khi sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình. Từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
- Câu nhân hóa: Từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bấy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh.
- Từ nhân hóa: Từng búp từng búp sen- e thenh, ngắm nhìn, ngưỡng mộ; Các chị, các cô...
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
- Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
- Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi: Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
- Đông Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
- Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
- Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong câu thơ