Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
Câu 4 (Trang 8 – SGK) Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
Bài làm:
Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Phần đọc thêm:
- Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm).
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
Xem thêm bài viết khác
- Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài học đường đời đầu tiên
- Dàn ý chi tiết bài viết số 6 ngữ văn lớp 6: văn tả người
- Soạn bài: Cô tô
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
- Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
- Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe hình ảnh thầy giáo Ha-men
- Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu…).
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”
- Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn
- Soạn bài: Luyện nói về văn miêu tả