Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng
Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Ý nghĩa: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Câu 2: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
Câu 3: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Câu 2: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Ếch ngồi đáy giếng
Xem thêm bài viết khác
- Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần
- Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thánh Gióng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Treo biển
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Văn có đáp án
- Soạn bài: Thầy bói xem voi
- Soạn bài: Cây bút thần
- Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè