Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: em ốm
Đề bài: Miêu tả hình ảnh mẹ/cha lúc em ốm (Đây là đề số 2 bài tập làm văn số 6 Ngữ văn 6 trang 94 sgk - trường hợp em ốm)
Bài làm:
Tôi là một đứa trẻ ham chơi, những ngày hè nắng chang chang hay những hôm mưa rào như trút nước, mặc cho cha mẹ khuyên can, tôi vẫn chạy theo chân những đứa bạn. Và rồi, trận ốm kéo đến, cho tôi một kỉ niệm vô cùng khó quên về hình ảnh của mẹ.
Hôm ấy, trời nắng rất to, oi ả khó chịu lắm. Và vẫn như thường lệ, lũ bạn đến trước ngõ nhà tôi, cúc cu hai ba tiếng gọi là tôi liền chạy ùa ra ngõ, hòa nhập vào nhóm bạn đi câu cá. Ở phía sau mặc cho tiếng mẹ gọi khản đặc, vì đối với tôi lúc ấy, được đi chơi cùng lũ bạn là một hạnh phúc. Tôi rong ruổi từ bờ mương này đến cánh đồng khác, thoải thích làm sao. Thế nhưng trong đêm hôm ấy, trận ốm đã tìm đến tôi. Tôi sốt cao đến 40 độ, mê man và khó chịu vô cùng. Và cũng từ trận ốm ấy, hình ảnh mẹ khắc sâu trong tôi cùng nỗi day dứt và ân hận. Trong ánh sáng chập chờn của bóng đèn vàng, tôi thấy đôi mắt đỏ ngầu của mẹ, khuôn mặt hằn sâu sự lo lắng bất an. Thậm chí đôi ba lần thấy mẹ rơi nước mắt. Mẹ thức trắng đêm đó, thay khắn đắp chán và đánh cảm liên tục cho tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi biết mình là một đứa trẻ hư. Tôi đã vô tâm đến như vậy, như một chú ngựa non bất kham, tôi thỏa thích vùng vẫy vui chơi mà quên mất phía sau còn cha mẹ luôn lo lắng cho mình.
Sáng hôm sau, cơn sốt đã hạ, nhưng vẫn hành hạ tôi lắm. Tôi buồn nôn và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Ba tôi là một người không kiên nhẫn, ông đã bỏ ra ngoài để lại bát cháo cho mẹ tôi. Ngược lại, mẹ không la mắng tôi, mẹ chỉ nhìn tôi thương xót một cách thật dịu dàng. Dỗ dành rồi lại dỗ dành cho đến khi tôi ăn hết bát cháo hành thơm nức do mẹ nấu. Tôi ngơ ngẩn rồi ngắm nhìn mẹ, tôi vẫn luôn vô tư rằng mẹ vẫn còn trẻ. Nhưng ngày hôm này, tôi giật mình nhận ra rằng, thời gian không bỏ quên một ai. Người mẹ dấu yêu của tôi, đuôi mắt đã xuất hiện vài dấu chân chim, mái tóc đen dài kia nhìn kĩ đã có vài đôi ba sợi bạc. Đôi bàn tay gầy guộc tần tảo chăm sóc tôi mỗi ngày, thô ráp nhưng lại ấm áp đến vậy. Nỗi day dứt, ân hận như ùa về. Nước mắt tôi bất chợt lăn dài, mẹ tưởng tôi khó chịu nên vội vã ôm lấy tôi vỗ về. Tôi đã nằm im trong vòng tay mẹ, cảm nhận thứ tình cảm dịu dàng, ấm áp đó.
Từ đó, tôi đã nghe lời cha mẹ hơn, không còn đi chơi giữa hè nắng nữa. Tôi không muốn khiến mẹ lại buồn bã, lo lắng vì tôi. Hình ảnh mẹ ngày hôm đó khắc sâu trong trái tim của một đứa trẻ non nớt như tôi, khiến tôi trưởng thành hơn. Và tôi muốn nói với mẹ rằng : “Xin lỗi mẹ!” – “Cảm ơn mẹ!”.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Sọ Dừa
- Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
- Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa
- Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào
- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì ? Trong hai sự việc sau là gì ? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Buổi học cuối cùng
- Soạn bài: So sánh
- Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng?
- Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
- Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
- Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
- Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài