Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

8 lượt xem

Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều được sinh ra lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà chúng ta nhìn thấy hôm nay chính là những thay đổi theo thời gian hay còn gọi là lịch sử. Vậy để hiểu rõ hơn, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học “ sơ lược về môn lịch sử”.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Lịch sử là gì?

  • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

2. Học lịch sử để làm gì?

  • Để hiểu cội nguồn dân tộc.
  • Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

  • Tư liệu truyền miệng:là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
  • Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất
  • Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.
  • Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Nhìn lớp học ở hình 1, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Theo em, chúng ta có cần biết những đổi thay đó không? Tại sao lại có những đổi thay đó?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Quan sát hình 1 và hình 2, theo em đó là những loại tư liệu nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trình bày một cách ngắn gọn, lịch sử là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Lịch sử giúp em biết những gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn lịch sử


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội