Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội)
Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là một quốc gia chậm phát triển, gần đây Trung Quốc đạt được nhiều những thành tựu kinh tế to lớn. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tự nhiên, cư dân và xã hội Trung Quốc.
A. Kiến thức trọng tâm
- Diện tích: 9572,8 nghìn km2
- Dân số: 1303, 7 triệu người ( năm 2005)
- Thủ đô : Bắc Kinh
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở Trung và Đông Á
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc => khó khăn trong việc, quản lý đất nước và giao lưu với các nước.
- Phía Đông giáp Thái Bình Dương, gần Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á => thuận lợi giao lưu với các nước.
2. Lãnh thổ
- Diện tích 9 572,8 Km2- lớn thứ tư trên thế giới
- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
- Có 2 đặc khu hành chính: Hồng Kông và Ma Cao.
- Đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Đông nhất trên thế giới: 1303,7 triệu người (2005)
- Đa dân tộc, người Hán chiếm 90%,
- TQ thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm còn 0,6%(2005)
- Dân cư phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở phía Đông, với nhiều thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh: 37%
* Thuận lợi
- Lực lượng lao động dồi dào
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn
* Khó khăn
- Đầu tư sản xuất lương thực, thực phẩm,…
- Xây dựng công trình công cộng, giải quyết việc làm,…
2. Xã hội
- Chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục
- Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 90% (2005)
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào.
- TQ có những phát minh quan trọng: la bàn, giấy, kỹ thuật in, thuốc súng,…
- Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Vạn lí Trường Thành, Thiên An môn, Tử cấm thành
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?
Câu 2: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và kiến thức đã học:
- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc .
- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền tây và miền Đông.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc?
Câu 3: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài , nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.
Câu 4: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11), nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Câu 5: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
Câu 6: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
Câu hỏi: Tại sao quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc?
Xem thêm bài viết khác
- So sánh công nghiệp Nhật Bản và ngành công nghiệp Liên Bang Nga?
- Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển?
- Dựa vào hình 12.5, hãy phân tích để thấy rõ tính hiện đại của các trang trại nông nghiệp ở Ô – xtrây-li-a?
- Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và kiến thức đã học...
- Điều kiện tự nhiên đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho vệc phát triển kinh tế của Ô – xtrây – li – a.
- Dựa vào bảng 6.3, hãy so sánh GDP của Hoa Kì và thế giới với một số châu lục?
- Chứng minh rằng EU là một tổ chức kinh tế khu vực có mức độ thống nhất, liên kết cao?
- Bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế)
- Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất?
- Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.
- Bài 7: Cộng hòa liên bang Đức
- Nêu những trở ngại về mặt tự nhiên ở Liên Bang Nga đối với sự phát triển kinh tế?