Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
Đời sống khó khăn làm xuất hiện các luồng di dân. Sự di dân đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh. Đô thị phát đang đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường đới nóng. Cụ thể, mời các bạn cùng đến với bài học ngày hôm nay để nắm vững kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Nội dung bài học gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự di dân
- Khái niệm: Di dân ( chuyển cư) là di chuyển dân cư trong nước từ nông thôn ra thành thị và ngược lại, hoặc từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác.
- Nguyên nhân:
- Tự phát: Thiên tại lũ lụt, hạn hán
- Do chiến tranh và xung đột tộc người
- Nghèo đói và thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển, nâng cao mức sống
- Tự giác để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới, khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu lao động.
- Xây dựng các công trình công cộng, các khu công nghiệp.
=> Bức tranh di dân ở đời nóng rất đa dạng và phức tạp.
- Hệ quả tiêu cực:
- Dân số đô thị tăng nhanh quá mức
- Môi trường bị suy thoái, hủy hoại…
- Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, khó khăn cho phát triển kinh tế.
- Hệ quả tích cực:
- Góp phần phân bố lại dân cư, khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Biện pháp: Thực hiện di dân có tổ chức, có kế hoạch và có khoa học.
2. Đô thị hóa.
- Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất…..
- Trong những năm gần đây ở đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, sô siêu độ thị ngày càng nhiều.
- Hậu quả đô thị hóa tự phát:
- Môi trường:
- Bị ô nhiễm, hủy hoại (nước, không khí…)
- Vẻ đẹp của môi trường đô thị bị phá vỡ.
- Kinh tế - xã hội:
- Thiếu chỗ ở, nước sạch các tiện nghi sinh hoạt…
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế
- Nảy sinh các tệ nạn xã hội, bệnh dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
- Biện pháp: Đô thị hóa phải gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố lại dân cư cho hợp lí.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Quan sát hình 3.3, nêu tên các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng.
Câu 2: Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?
Câu 3: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?
Câu 4: Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng?
Câu 5: Dựa vào hình 11.3, nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.
=> Trắc nghiệm địa lí 7 bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?
- Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo các châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất
- Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa?
- Quan sát bản đồ thế giới, kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa.
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 41, 42, 43, 44, 45 về khu vực Trung và Nam Mĩ
- Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Quan sát hình 27.1 và 27.2 và dựa vào kiến thức đã học, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.
- Kim cương tập trung chủ yếu ở khu vực nào
- Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là?
- Tìm trên hình 29.1 các thành phố châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên. Các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu?
- Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo
- Bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa