Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
Sau đây, chúng ta cùng đến với bài thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông qua bài học, hi vọng các bạn học sinh sẽ nắm rõ hơn về vùng đất của tổ quốc.
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí của các mỏ: than, sắt, mangan, thiếc, bôxít, apatit, đồng, chì, kẽm.
Trả lời:
Ta có bảng phân bố các mỏ than, sắt, mangan, thiếc…
Từ bảng phân bố trên kết hợp với bản đồ ta dễ dàng tìm được vị trí của các mỏ khoáng sản đã liệt kê ở bảng trên.
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
c) Trên hình 18.1 (trang 66 SGK 9), hãy xác định :
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khầu than Cửa Ông.
d) Dựa vào hình 18.1 (trang 66 SGK 9) và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
- Xuất khẩu
Trả lời:
a. Những ngành công nghiệp khai thác than, sắt, Apatit, và một số kim loại màu như đồng, chì, kẽm phát triển mạnh vì:
- Các mỏ này có trữ lượng khá lớn
- Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi
- Đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.
Ví dụ như Apatit dùng làm phân bón, than dùng trong sinh hoạt, nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng…)
b. Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
- Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
- Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
- Mỏ thanh Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.
c. Trên hình 18.1, học sinh xác định :
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khầu than Cửa Ông.
d. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Xuất khẩu.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét : Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?
- Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
- Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kỉnh tế biển ở nước ta.
- Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
- Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
- Xác định trên hình 24.3, những ngành công nghiệp chủ yếu ở Thanh Hóa, Vinh, Huế?
- Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)
- Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước?
- Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm?
- Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?