Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

2 lượt xem

Bất chấp cái lạnh và băng tuyết, nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc từ hàng nghìn năm nay. Họ chăn nuôi, đánh bạc hoặc săn bắn. Ngày nay, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, con người đã bắt đầu khai thác các tài nguyên ở vùng cực.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc

  • Các dân tộc ở phương Bắc sống trong các đài nguyên ven biển phía Bắc châu Âu, châu á và Bắc Mĩ.
  • Người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc á và Bắc Âu sống bằng nghề chăn nuôi.
  • Người I-nuc ở Bắc Mĩ và đảo Grơn-len sống bằng nghề săn bắt.

2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường

  • Đới lạnh có tài nguyên phong phú: hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.
  • Việc khai thác gặp nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, thiếu phương tiện?nhưng ngày nay do những tiến bộ KHKT con người đã có thể tiến sâu hơn vào vùng cực để khai thác hoặc nghiên cứu.

=> Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho tới nay nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Cho các cụm từ: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống. Hãy lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội