Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.
Câu 2: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.
Bài làm:
– Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
– Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
– Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
Xem thêm bài viết khác
- Qua đoạn văn dưới đây, nêu một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm :
- Dựa vào hình 55.2, trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Âu.
- Quan sát hình 32.1, nêu tên các nước ở khu vực Nam Phi.
- Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Quan sát hình 3.3, nêu tên các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng.
- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về Ôn tập Địa 7
- Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi?
- Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là Ôn tập Địa 7
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ Ôn tập Địa 7
- Dựa vào hình 2.1 (trang 7 SGK Địa lý 7), cho biết :
- Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.
- Vai trò của tầng ozon Ôn tập Địa 7