Bài viết số 6 Văn lớp 7 Soạn bài viết số 6 lớp 7 Lập luận giải thích
Soạn bài viết số 6 Văn lớp 7
Soạn bài viết số 6 Văn lớp 7 trang 88 sgk Ngữ văn 7 tập 2 chi tiết với phần dàn ý cùng những bài mẫu hay của tất cả các đề được KhoaHoc tổng hợp nhằm giúp các bạn học tốt Ngữ văn 7.
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7
Đề bài 1:
" Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy ? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước ?
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 đề 1
Mở bài:
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay.
Thân bài:
- Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960
- Giải thích vế đầu: Mùa xuân là tết trồng cây
- Giải thích vế thứ 2: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
- Vậy tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước?
Kết bài:
Bác Hồ - Người anh hùng dân tộc và trên cả thế giới, tuy Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Người, tầm nhìn và cả nỗi lo lắng cho cả thế hệ tương lai của Người luôn là xuyên suốt, lâu dài. Lời dạy của Người sẽ luôn trong trái tim mỗi chúng ta, đời đời các thế hệ con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ và thực hiện đúng lời dạy Bác đã để lại
Đề 2:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 đề 2
Mở bài:
Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú. Đó đều là những điều cha ông ta đã đúc kết thành chân lí để răn dạy con cháu sống sao cho phải đạo, cho góp phần khiến xã hội này trở nên văn minh hơn. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ đó thật khó lòng bỏ qua câu nói về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Thân bài:
- Trước hết phải khẳng định một điều đây là một câu ca dao với ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
- Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc sinh sống, nó vừa góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng lại đậm đà bản sắc dân tộc
- Bên cạnh những tấm gương tương thân tương ái, biết đùm bọc san sẻ cho nhau vẫn còn đó những con người đang hờ hững vô cảm với nỗi đau của đồng loại
Kết bài:
Con người sinh ra trên đời không phải chỉ sống một mình và sống cho mình. Đó là cả một tập thể một xã hội gắn kết với nhau bằng tình người. Chính vì thế khi xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta lại càng phải yêu thương và gắn bó với nhau hơn. Vì chính điều đó sẽ là động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Đề 3: Hãy giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 đề 3
Mở bài:
Trong cuộc sống của mỗi người không thể tránh khỏi những lần vấp ngã và thất bại. Nhưng điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó bạn rút ra được bài học gì cho mình mới là quan trọng. Chẳng vì thế mà các cụ ta đã từng dạy con cháu một câu vô cùng thấm thía “Thất bại là mẹ thành công”.
Thân bài:
- Giải thích thật bại là gì, thành công là gì? Thất bại là những vấp ngã, những sai trái mà ta gặp phải trên đường đời. Còn thành công đó chính là những thành quả ngọtngào mà con người gặt hái được nhờ sự cố gắng và phấn đấu của bản thân mình
- Trong cuộc sống của con người không phải ai cũng dễ dàng đạt được thành công cho riêng mình
- Trên thực tế cuộc sống quanh ta cũng có rất nhiều những tấm gương đáng để ta học tập và noi theo
Kết bài:
Câu tục ngữ chứa đựng một bài học sâu sắc mà rất nhiều người chúng ta cần phải suy ngẫm. Thành công và thất bại là hai phạm trù ta sẽ phải gặp rất nhiều lần trong đời, trong đó thất bại sẽ nhiều hơn và khiến bạn nản chí hơn. Song hãy vững bước vững lòng tin bởi một ngàn thất bại bạn gặp sẽ cho bạn một thành công vô cùng ngọt ngào và lí tưởng.
Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 đề 4
Mở bài:
Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.
Thân bài:
- Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc
- Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy
- Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn
- Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng
- Có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn.
Kết bài:
Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.
Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : Học, học nữa, học mãi.
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 đề 5
Mở bài:
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền kinh tế tri thức lên ngôi, mỗi phút trôi qua chứng kiến biết bao nhiêu sự ra đời của các công trình khoa học kĩ thuật. Để bắt kịp với thời đại không còn cách nào khác là con người phải trau dồi tri thức của mình một cách thường xuyên và liên tục. Và học chính là con đường duy nhất để bạn chạm tay đến thành công. Như Lê - nin đã từng khuyên “Học, học nữa, học mãi”.
Thân bài:
- Triết lí để cả loài người phải học tập và suy ngẫm
- Kiến thức chính là đại dương mênh mông
- Ông cha ta đã biết tìm tòi và xác định học vấn chính là con đường duy nhất để thoát ra khỏi đói nghèo
- học để làm người, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân
Kết bài:
Kiến thức là sa mạc mà chúng ta chỉ là những hạt cát vô cùng bé nhỏ trong sa mạc đó. Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy không ngừng trau dồi, tôi luyện tri thức bản thân để góp phần làm cho xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Đề 1 bài viết số 6 lớp 7
" Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy ? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước ?.
Đề 2 bài viết số 6 lớp 7
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
Đề 3 bài viết số 6 lớp 7
Hãy giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (Bài viết số 6 ngữ văn 7)
Đề 4 bài viết số 6 lớp 7
Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Đề 5 bài viết số 6 lớp 7
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : Học, học nữa, học mãi.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Bài văn mẫu lớp 7 số 5 đề 3
- Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn bại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
- Đề 1: Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập.
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 5
- Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
- Việc tách câu như trên có tác dụng gì
- Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào? Căn cứ vào đâu đế biết được điều đó?
- Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Viết đoạn văn có sử dụng câu đăc biệt , câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ