Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
  • Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Mục đích và phương pháp giải thích.

  • Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn, gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
  • Mục đích của giải thích là để nhận thức và hiểu rõ sự vật, hiện tượng.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
  • Bài văn giải thích phải có mạch lạc, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
  • Muốn làm được bài giải thích tốt thì cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

VD: Văn bản:" ý nghĩa văn chương"

  • Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
  • Phương pháp sử dụng: phương pháp giải thích kết hợp với bình luận

Back to top

  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021