Cách vẽ biểu đồ cột địa lý Câu hỏi ôn tập Địa lí 9
Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột
Cách vẽ biểu đồ cột địa lý được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, mời các bạn cùng tham khảo nhằm học tốt Địa lí 9.
Biểu đồ hay biểu đồ hình cột (histogram or bar chart) là cách trình bày bằng hình ảnh phân phối tần suất trong đó quy mô tuyệt đối và tương đối của mỗi tổ (nhóm) trong tổng thể được biểu thị bằng độ cao của các cột hay hình chữ nhật đại diện cho nó. Trong bài viết này KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ biểu đồ cột, cách nhận xét cũng như những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ cột.
1. Cách vẽ biểu đồ cột
Các bước thực hiện lần lượt như sau:
– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp
– Xây dựng hệ trục tọa độ: có trục hoành bằng 3/2 trục tung
– Đánh số kí hiệu thật chính xác trên các hệ trục
– Sắp xếp số liệu theo 1 thứ tự nhất định
– Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 1 cm ( trừ biểu cột thể hiện lượng mưa)
– Khoảng cách các năm phải phân bố một cách chính xác
– Độ rộng các cột phải đều nhau .
– Viết số liệu trên mỗi cột và vẽ kí hiệu
– Viết tên cho biểu đồ
– Hoàn chỉnh bảng chú thích
2. Cách nhận xét biểu đồ cột
* Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
- Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? tăng giảm bao nhiêu?
- Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).
- Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)
- Nhận xét xu hướng chung.
- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).
- Kết luận (có thể so sánh, tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).
- Có một vài giải thích và kết luận.
* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…
- Nhận xét chung nhất về bảng số liệu.
- Sắp xếp theo tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì,… thấp nhất (cần chi tiết).
- So sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi,…
- Kết luận và giải thích.
* Trường hợp cột là lượng mưa (biểu đồ khí hậu)
- Nhận xét chung về tổng lượng mưa và đánh giá tổng lượng mưa.
- Sự phân mùa của biến trình mưa (mùa mưa, mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa mưa/khô).
- Tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng khô nhất, mưa bao nhiêu?
- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).
- Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).
3. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ cột
- Các yếu tố chính trên biểu đồ
+ Thiếu số liệu trên cột, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.
+ Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.
+ Độ rộng các cột khác nhau, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau.
- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta?
- Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ
- Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đặc điểm các loại hình quần cư
- Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta
- Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta
- Trình bày đặc điểm các dân tộc và sự phân bố các dân tộc của nước ta?
- Hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay
- Ở nước ta, vùng nào trồng nào trồng nhiều cây lúa, cà phê, cao su
- Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta