Cách vẽ biểu đồ tròn địa lý Câu hỏi ôn tập Địa lí 9
Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Cách vẽ biểu đồ tròn địa lý để nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ chính xác nhằm học tốt Địa lí 9.
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thường được dùng để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100. Trong bài viết này KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ biểu đồ tròn địa lý chi tiết và hay nhất nhằm hỗ trợ quá trình học tốt môn Địa 9.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Bạn cần chắc chắn rằng để vẽ được biểu đồ tròn ta cần có: compa, thước đo chiều dài, đo góc, bút chì và máy tính để tính chuyển đổi đơn vị.
Bạn không thể thiếu một trong những dụng cụ trên, nhất là compa, thước đo độ cùng máy tính cầm tay.
Bước 2: Quy đổi số liệu, tính toán để xử lý số liệu
Bước tính toán số liệu này tuy không quá khó nhưng lại đòi hỏi người vẽ phải tỉ mỉ, cẩn trọng vô cùng. Bởi vì chỉ cần sơ suất một chút thôi thì đã có thể khiến cho biểu đồ tròn của bạn sai toàn bộ, từ đó kéo theo bước nhận xét cũng sai theo luôn.
+ Nếu đề bài cho số liệu thô như tỉ đồng, triệu người,… thì các bạn phải tính toán để đưa chúng về % hết. Phải như vậy thì bạn mới suy ra được số độ cần vẽ trong hình tròn.
+ Nếu đề bài không yêu cầu sắp xếp lại số liệu thì bạn đừng làm.
+ Cách tính độ cho biểu đồ tròn cực kì đơn giản, trước hết bạn hãy cộng tổng của tất cả các số liệu thô lại. Sau đó lấy từng số liệu nhỏ chia nhỏ số liệu lớn, rồi lại nhân cho 360. Thế là bạn đã ra được số độ cần vẽ. Đây là cách tính số độ thứ nhất.
+ Có được số độ, bạn hãy dùng viết chì ghi chú lại chúng bên cạnh số liệu thô của chúng. Cứ làm lần lượt như thế với những số liệu thô còn lại.
+ Nếu đề bài yêu cầu tính phần trăm cho từng số liệu thô, các bạn hãy lấy số liệu thành phần chia cho số liệu tổng và nhân cho 100. Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) * 100= … %.
+ Mỗi phần trăm của tỉ trọng tương đương với 3,6 độ trên biểu đồ. Do đó khi đã có tỉ trọng phần trăm thì bạn lấy chúng nhân cho 3,6 là ra ngay số độ cần vẽ. Và đây chính là cách tính số độ thứ 2.
Bước 3: Tính bán kính
Nếu đề bài yêu cầu thể hiện quy mô thì bạn phải xác định bán kính của hình tròn.
Quy ước:
+ R2001 = 1 (đơn vị bán kính)
+ R2002 = căn bậc 2( Tổng giá trị 2002 : Tổng giá trị 2001)= đơn vị bán kính
+ Tương tự đối với năm 2003 cũng vậy, lấy căn bậc 2 của năm sau chia cho năm trước là ra được bán kính đường tròn cần thể hiện.
- Bước 4: Vẽ biểu đồ và hoàn thành
+ Tiến hành vẽ biểu đồ khi đã xác định xong tất cả các bước trên.
+ Chia các thành phần thành các hình nan quạt.
+ Vẽ lần lượt theo chiều thuận của kim đồng.
+ Khi vẽ xong biểu đồ, nhớ phải ghi đơn vị số liệu, kí hiệu và chú thích.
+ Nếu đề bài yêu cầu vẽ 2, 3 biểu đồ thì bạn phải định tâm cho chúng cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Vẽ đường bán kính hướng tia 12 giờ trên đồng hồ ngay sau khi hình tròn được hình thành.
+ Nên sử dụng các kí kiệu đơn giản để dễ theo dõi và so sánh nhận xét : dấu cộng, dấu trừ, gạch chéo…. ngay sau đó là lập bảng chú thích và bước cuối cùng của giai đoạn này đó chính là ghi tên biểu đồ.
Lưu ý: Đây là các bước để thực hiện trên một biểu đồ tròn đơn bình thường, vì biểu đồ tròn có nhiều dạng khác nhau: biểu đồ đơn, biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, biểu đồ tròn bán nguyện,..
Bước 5: Nhận xét biểu đồ
– Đối với biểu đồ đơn: đầu tiên là ta nhận xét chung nhất , sau đó thành phần nào lớn nhất sau đó là các thành phần cách nhau bao nhiêu đơn vị, gấp bao nhiêu lần (dùng phép trừ và chia để xác định).
– Đối với biểu đồ có 2 – 3 hình tròn: nhận xét chung tổng thể, việc tăng giảm bao nhiêu đơn vị xảy ra như thế nào liên tục hay không liên tục. Sau đó mới đi vào nhận xét từng năm.
- Nếu tăng liên tục thì nhanh hay chậm?
- Nếu không tăng liên tục thì rơi vào năm nào?
- Thứ tự cao, thấp và trung bình.
– Đưa ra nhận xét về mối tương quan.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ
- Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đặc điểm các loại hình quần cư
- Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền
- Cách vẽ biểu đồ cột địa lý
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta
- Nêu sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- Các thế mạnh về kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Ở nước ta, vùng nào nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gia cầm
- Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng
- Để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên và Trung du - miền núi Bắc Bộ đã có những kế hoạch gì