Cảm nhận của em về bà đỡ Trần và bác tiều phu trong truyện Con hổ có nghĩa
Câu 2: Cảm nhận của em về bà đỡ Trần và bác tiều phu trong truyện Con hổ có nghĩa
Bài làm:
Trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, đã xuất hiện hình ảnh của những người dân lao động giản dị đời thường. Đó là bà đỡ Trần và bác tiều phu vào rừng đốn củi. Họ cũng giống như bao người đều e sợ trước loài hổ - vốn là loài thú dữ, ăn thịt các loài động vật khác để tồn tại sự sống. Thế nhưng, đứng trước hoàn cảnh gặp chúng mắc nạn, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi và cứu giúp chúng. Đó chính là tấm lòng nhân hậu, tương thân tương ái, giúp đỡ người gặp hoạn nạn. Họ đối xử nhẹ nhàng, ân cần và dường như quên đi nỗi lo cho tính mạng của mình. Bởi lẽ đó đã khiến loài vật cảm động, hổ đã tăng bà đỡ Trần một thỏi bạc và tiễn bà ra về. Nó cúi đầu vẫy đuôi, gầm lê như lời cảm ơn và tiễn biệt người đã cứu mạng. Còn với bác tiều phu, nhìn con hổ vật lộn, đau đớn và nhìn bác cầu cứu, bác đã không e ngại cho tay vào miệng con hổ lấy ra khúc xương. Và rồi ghi nhớ công ơn đó, mỗi khi có miếng mồi ngon nó đều mang đến cho bác. Khi bác chết đi, nó đến dụi đầu vào quan tài như lời tri ân và tiễn biệt ân nhân. Mỗi khi đám giỗ đến, nó cũng đều mang đến cho bác miếng thịt kiếm được. Điều đó khiến chúng ta cảm động, dù là loài vật nhưng chúng có tấm lòng trọng tình trọng nghĩa đáng quý. Chúng khắc ghi công ơn cũng bởi vì cảm động trước tấm lòng nhân hậu của loài người. Câu chuyện để lại trong chúng ta những tình cảm tốt đẹp, những bài học về tình yêu thương ấm áp vô cùng.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ
- Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
- Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- Soạn bài: Mưa
- Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương
- Soạn bài: Ôn tập văn miêu tả
- Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh
- Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
- Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?
- Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (Trang 9 11 SGK)
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh