Em hãy cho biết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện
Câu 3: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Em hãy cho biết:
a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
b) Vì sao khi tài nãng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Bài làm:
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:
Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.
Khi tài năng của em gái được phát hiện:
Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Thánh Gióng
- Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?
- Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ
- Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk Điểm tốt
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: em ốm
- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sự tích Hồ Gươm
- Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…).
- Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?