Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên
Khi nhắc đến những tác phẩm văn học thiếu nhi, hẳn chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài. Đó là một tác phẩm viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê, rất sinh động và hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Sau đây, để giúp các bạn nắm rõ hơn bài học, KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Giới thiệu tác giả
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội.
- Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945
- Là nhà văn hiện đại Việt Nam có khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng gồm nhiều thể loại.
- Là nhà văn của thiếu nhi.
2. Giới thiệu tác phẩm
- In lần đẩu năm 1941
- Gồm có 10 chương
- Là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất viết về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Văn bản” bài học đường đời đầu tiên” được trích trong chương I của tác phẩm.
3. Tóm tắt tác phẩm
- Có một chàng Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh nhưng lại có tính kiêu căng với mọi người về sắc đẹp cũng như sức mạnh của mình. Chính vì thế chú hay bắt nạt mọi người. Một lần, để khoe khoang với Dế Choắt, chú đã tim cách trêu chọc chị Cốc và kết quả dễn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. Cái chết ấy làm Dế Mèn vô cùng hối hận và ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 10 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
b) Bài văn chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?
Câu 2: Trang 10 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:
a) Ghi lại những chi tiết miêu tả, ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này?
Câu 3: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu…).
Câu 4: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
Câu 5: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn?
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
Xem thêm bài viết khác
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 1 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Soạn bài: Phó từ
- Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
- Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?
- Cảm nhận của em về bà đỡ Trần và bác tiều phu trong truyện Con hổ có nghĩa
- Nếu nói về vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?
- Văn mẫu các đề bài viết số 6 lớp 6: Văn tả người
- Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Em bé thông minh
- Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: mắc lỗi