[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm
Giải SBT ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Phương án nào nêu đúng điểm giống nhau giữa truyện Sự tích Hồ Gươm và truyện Thánh Gióng?
- A. kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
- B. Kể về những người anh hùng trong cuộc chiến chống quân Minh.
- C. Kể về chuyện chống giặc Ân trong buổi đầu dụng nước.
- D. Kể về sự tích vì sao có hồ Gươm giữa thủ đô Hà Nội.
Trả lời:
Đáp án: A. kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
Câu 2: Em hiểu thế nào là "sự tích"? Nhan đề Sự tích Hồ Gươm cho em biết trước được điều gì?
Trả lời:
Sự tích là những câu chuyện từ những sự việc có nguồn gốc từ xưa để lại (Sự: việc, sự việc; tích: xưa, trước). Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện về Hồ Gươm từ xưa kể lại.
Câu 3: (câu hỏi 2, SGK) Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Trong truyện, nhân vật Lê Lợi là nổi bật nhất.
- Lê Lợi là chủ tướng, sau khi thành xông đánh đuổi giặc Minh trở thành vua nước Nam. Là một người dũng cảm gan dạ, có lòng yêu nước và chí lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập về cho dân tộc.
Câu 4: (câu hỏi 3, SGK) Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, nhưng chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?
Trả lời:
- Những chi tiết liên quan đến lịch sử: giặc Minh, vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê lợi, hồ Tả Vọng, hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.
- Những chi tiết kì ảo: Long Quân, thanh sắt 3 lần mắc vào lưới, thanh sắt tự nhiên phát sáng, chuôi gươm nạm ngọc phát sáng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
Câu 5: (câu hỏi 4, SGK) Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Truyện muốn ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Đồng thời giải thích tên gọi Hồ Gươm - Hồ Hoàn Kiếm hiện tại.
- Điều ấy có ý nghĩa: ngợi ca lòng yêu nước của những người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Điều ấy luôn hiện hữu xung quanh chúng ta và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc. Đồng thời để con cháu ghi nhớ công ơn mà đời trước để lại, cố gắng học tập góp sức xây dựng cho đất nước ngày một phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu - Vẻ đẹp của một bài ca dao
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Trong lòng mẹ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện - Đọc hiểu Thánh Gióng
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Giờ Trái Đất
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Thạch Sanh