[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
Giải SBT ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản Hồ chí Minh và "tuyên ngôn độc lập"?
A. Nhan đề văn bản B. Sa pô
C. Các thông tin chính D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin
Trả lời:
Đáp án: D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin
Câu 2: Nhận định nào đúng về các câu trong văn bản?
A. Các câu đều có vị ngữ là một động từ.
B. Các câu đều có vị ngữ là một tính từ.
C. Các câu đều có vị ngữ được mở rộng.
D. Các câu đều từ hai vị ngữ trở lên.
Trả lời:
Đáp án:C. Các câu đều có vị ngữ được mở rộng.
Câu 3: Theo em, trong văn bản, phương thức tự sự có được tác giả sử dụng không? Nếu có, hãy nêu tác dụng của phương thức đó.
Trả lời:
- Trong văn bản, phương thức tự sự có được sử dụng.
- Việc sử dụng phương thức tự sự giúp cho người đọc có thể mường tượng ra uqas trình văn bản được thực hiện và những việc Người đã làm để có thể nói được trong bản Tuyên ngôn độc lập đó.
Câu 4:(câu hỏi 3, SGK) Ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần (2) của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:
Trả lời:
- Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
- Tối 25/08 Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
- Sáng 26/8/1945, HCM triệu tập và chủ trị cuộc họp Thương vụ trung ương Đảng.
- Ngày 27/8/1945 Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
- Ngày 28 và 29/08, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, buổi tối tại 48 Hàng Ngang tự đánh máy Tuyên Ngôn độc lập.
- Ngày 30/08 Bác mời một số đồng chí đến trao đổi.
- Ngày 31/08 Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 5: (câu hỏi 5, SGK) Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất, vì sao?
Trả lời:
- Em thấy các mốc thời gian tuần tự rong văn bản đáng chú ý nhất.
- Bởi điều đó cho tháy thời gian gấp rút và cách làm việc nhanh gọn của Bác, của Đảng và các vị cán bộ. Mỗi ngày đều được chia lịch trình việc phải làm vô cùng rõ ràng. Và trong số tất cả các việc đó không có việc nào là việc nhỏ cả.
Câu 6: (câu hỏi 6, SGK) Tờ lịch bên nhắc đến sự kiện nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có gì khác với văn bản Hồ Chí Minh và "tuyên ngôn Độc lập"?
Trả lời:
- Tờ lịch nhắc đến sự kiện ngày 2-9 và cho biết thông tin vắn tắt về thời gian địa điểm tổ chức sự kiện, trích dẫn một số câu trong tác phẩm của Bác.
- Cách trình bày khác ở chỗ trong tờ lịch viết ngắn gọn và kể chính về thời gian, địa điểm, mục đích sự kiện và trích dẫn một số câu trong Tuyên ngôn độc lập. Trong văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thì dài chia bố cục làm ba phần, trình bày theo trật tự thời gian trước khi bản tuyên ngôn được công bố.
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Trong lòng mẹ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu À ơi tay mẹ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí - Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Thạch Sanh
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Bài tập Tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Thời thơ ấu của Hon - đa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích thành Cổ Loa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Bài tập tiếng việt