[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu - Vẻ đẹp của một bài ca dao
Giải SBT ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu - Vẻ đẹp của một bài ca dao sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Ca dao là thơ lục bát do nhân dân sáng tác.
B. Thơ lục bát là ca dao do các nhà văn tạo ra.
C. Ca dao thường được làm theo thể lục bát.
D. Ca dao và thơ lục bát đều là những sáng tác vô danh. `
Trả lời:
- A. Đúng
- B. Sai
- C. Sai
- D. Đúng
Câu 2: Điền thành ngữ phù hợp vào chỗ dấu ba chấm trong câu văn: “Vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là vẻ đẹp ... ”
A. Có đầu có đuôi B. Có trên có dưới
C. Có ngọn có ngành D. Có một không hai
Trả lời:
Đáp án: D. Có một không hai
Câu 3: Dựa vào đâu mà tác giả cho rằng: Trong bài Đứng bên ni đông, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, có thể nói, cô gái đã xuất hiện ngay từ hai câu đầu của bài ca dao này?
Trả lời:
- Trong bài ca dao truy không có nhắc đến cô gái nhưng lại có hình ảnh cô gái đứng bên này đồng (bên ni), đứng bên kia đồng (bên tê) để nhìn ngắm và quan sát cánh đồng bát ngát của quê hương.
Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK) Đề làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.
Trả lời:
- Để làn rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ hình ảnh như : mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông, bên ni, bên tê, chẽn lúa đòng đòng, ngọn nắng, gốc nắng,...
Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy tóm tắt nội dung chính của phần (2). (3). (4) trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu sau:
Phần (1) | Bài ca dao có hai vẻ đẹp |
Phần (2) | |
Phần (2) | |
Phần (3) |
Trả lời:
Phần (1) | Bài ca dao có hai vẻ đẹp |
Phần (2) | Hình ảnh của cô gái ẩn trong hai câu thơ đầu |
Phần (2) | Phân tích tác dụng của việc lược bỏ chủ ngữ trong hai câu đầu |
Phần (3) | Phân tích vẻ đẹp cụ thể ở hai câu thơ cuối. |
Câu 6: (câu hỏi 5, SGK) So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của cao dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này?
Trả lời:
- Em hiểu thêm nội dung của hai câu đầu bài thơ không chỉ là tả cảnh mà còn nói về một cô gái. Về hình thức, tác giả giúp em hiểu thêm về câu lược chủ ngữ là như thế nào cũng như tác dụng của nó.
- Em thích nhất câu: "Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó"
Câu 7: Tìm một văn bản phân tích bài ca dao làm theo thể lục bát và nhận xét về cách phân tích một bài ca dao của tác giả.
Trả lời:
Trong kho tàng ca dao của Việt Nam có rất nhiều bài ca dao phản ánh một cách chân thực đời sống tâm hồn của con người. Mỗi một bài ca dao đề cập đến một nội dung riêng của đời sống mà trong đó nội dung than thân khiến người đọc cảm thấy xúc động và xót xa hơn cả. Người phụ nữ sống trong xã hội cũ đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi và họ chỉ có một cách duy nhất để thương cho chính mình đó là gửi tâm tư vào trong những bài ca dao như:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Có rất nhiều bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ thân em như vậy chẳng hạn “Thân em như hạt mưa sa”, “Thân em như giếng nước giữa đàng”, “Thân em như lá đài bi”,… Tất cả đều nằm trong nhóm ca dao than thân và ta thấy ở mỗi một bài ca dao người phụ nữ lại bị đẩy vào những hoàn cảnh khác nhau. Họ chủ yếu bị phụ thuộc, sống nhưng không có tiếng nói, không được coi trọng. Mặc dù cũng bắt đầu bằng hai chữ thân em nhưng bài ca dao Thân em như tấm lụa đào vẫn mang những nét riêng biệt. Ở đây người phụ nữ đã ví thân mình như tấm lụa đào. Rõ ràng sự so sánh này so với những sự so sánh khác như tôi lấy ví dụ ở trên có sự khác biệt hoàn toàn. Khi ví thân mình như tấm lụa đào, người phụ nữ đã nhận thức được vẻ đẹp của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp mềm mại, nổi bật và đầy sức sống. Có thể nói người phụ nữ trong bài ca dao đang ở thời kì thanh xuân đầy rực rỡ. Đây cũng là giai đoạn đẹp nhất của người phụ nữ. Đáng lẽ ở giai đoạn này người phụ nữ phải được hưởng hạnh phúc nhiều nhất nhưng câu ca dao sau lại dập tắt mọi hi vọng.
Tấm lụa đào vừa đẹp đẽ lại vừa giá trị nhưng nó không được nằm ở vị trí trang trọng mà lại phất phơ giữa chợ. Chợ là nơi đông đúc người qua kẻ lại, là nơi mà mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền. Như vậy tấm lụa đào cũng chỉ như một món hàng hóa mà bất cứ ai cũng đều có thể sở hữu. Tấm lụa đào không có quyền tự quyết, không biết rồi đây mình sẽ rơi vào tay ai. Rơi vào tay người biết trân trọng thì cuộc sống bớt tủi hờn còn rơi vào tay người không biết trân trọng thì coi như cuộc sống không còn những niềm vui.
Bài ca dao đã bộc lộ rõ sự lo lắng của người phụ nữ về số phận của mình. Dù có đẹp đến mấy, có giá trị đến mấy thì cũng còn phụ thuộc vào tay người sở hữu. Cách ngắt nhịp 2/2/2 khiến cho bài ca dao nghe nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng thấm thía và bộc lộ được tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Thông qua bài ca dao chúng ta thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ đã nhận thức được giá trị của bản thân mình, chỉ tiếc là xã hội chưa công nhận họ nên họ vẫn chưa có cái quyền mưu cầu hạnh phúc, chưa có quyền tự quyết. Qua đây chúng ta hiểu và càng trân trọng hơn những người phụ nữ ấy.
- Tác giả phân tích từ hình thức là mô típ "thân em" quen thuộc cho đến các hình ảnh để làm nội bật nội dung mà câu ca dao muốn truyền tải.
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích thành Cổ Loa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Thạch Sanh
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Thời thơ ấu của Hon - đa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu - Vẻ đẹp của một bài ca dao
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Ca dao Việt Nam
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Về thăm mẹ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Bài tập tiếng việt