[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ
Giải SBT ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Ai từng tiếp xức với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hỗ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kế lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên.
[...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình `
a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn.
b) Biện pháp tu từ nỗi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời:
- a) câu văn nêu ý tổng quát: "Ai từng tiếp xức với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc."
- Câu văn phát triển ý: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hỗ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kế lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên."
- Câu tổng kết: "Có thể nói môi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình"
- b) Biện pháp tư từ nổi bật : Ẩn dụ ( dòng nước mắt nóng bỏng)
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tấm lòng nhân hậu, trái tim dễ rung động và giàu cảm xúc cảm thông với những mảnh đời cùng khổ của ông.
Câu 2. Thành ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
A. Cùng đường bí lối B. Cùng hội cùng thuyền
C. Cùng bất đắc dĩ D. Cùng trời cuối đất
Trả lời:
Đáp án: B. Cùng hội cùng thuyền
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng — nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của
Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí.
B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của
Nguyên Hồng viết về chính nhà văn.
C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết
ở hai thời điểm khác nhau.
D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là
những văn bản văn xuôi.
Trả lời:
Đáp án: D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là
những văn bản văn xuôi.
Câu 4. (Câu hỏi 1, SGK) Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng — nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về con người của nhà văn Nguyên Hồng, lý giải lý do tại sao ông lại được gọi là "nhà văn của những người cùng khổ"
- Nội dung bài viết giải thích tại sao nhà văn lại được gọi là "nhà văn của những người cùng khổ"
- "Nguyên Hồng - Nhà văn của cảm xúc
Câu 5. (Câu hỏi 3, SGK) Ý chính của phần (1) trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần (2) và phần (3) là gì?
Trả lời:
- Ý chính của phần (2) là : Sự khao khát tình yêu và dễ cảm thông với những người bất hạnh đã góp phần tạo nên một Nguyên Hồng nhạy cảm như hiện tại.
- Ý chính của phần (3) là: Cảnh ngộ khó khăn đã giúp Nguyên Hồng thấu hiểu cuộc sống những con người ở tầng đáy xã hội.
Câu 6: Văn bản trên nhằm thuyết phục ai? Thuyết phục về điều gì? Theo em, đoạn nào trong bài có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục nhất?
Trả lời:
- Văn bản trên nhằm thuyết phục độc giả.
- Thuyết phục cho quan điểm gốc của nhan đề : Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Đoạn thuyết phục nhất: "Chất dân nghèo, chất lao động thể hiện rất rõ trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông: từ thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử với mợi người đến cả những thích thú riêng trong ăn uống,...Chất dân nghèo, chất lao động đã thâm sau vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng."
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Ca dao Việt Nam
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Sự tích thành Cổ Loa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 Bài mở đầu
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Giờ Trái Đất
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Về thăm mẹ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Đọc hiểu Thạch Sanh
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Trong lòng mẹ