Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
b) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
(1) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
(2) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(3) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì? trong Tạp chí Tia sáng)
(4) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Bài làm:
Các phép liên kết câu và liên kết đoạn được sử dụng trong mỗi trường hợp:
(1) Liên kết câu: Phép lặp từ "trường học"
Liên kết đoạn: Phép thế: "trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến" bằng" như thế".
(2) Liên kết câu: Phép lặp: "Văn nghệ"
Liên kết đoạn: Phép lặp: "sự sống"
(3) Liên kết câu: Phép lặp: " thời gian"," con người"
(4) Liên kết câu: Phép trái nghĩa: "yếu đuối" với "mạnh"; "hiền lành" với "ác"
Xem thêm bài viết khác
- Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
- Rút ra ý nghĩa của đoạn trích Con chó Bấc
- Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên...
- Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này.
- Em hiểu “hành trang” là gì?
- Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?
- Ghi lại vào vở định nghĩa về các thể loại văn học dân gian theo mẫu:
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được yêu cầu về bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
- Lập sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về mục đích, nội dung, bố cục, hành văn, số liệu của hợp đồng.
- Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau: Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.