Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không ? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy
147 lượt xem
Câu 3: (Trang 62 - SGK Ngữ văn 8) Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không ? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.
Bài làm:
- Hai văn bản Tôi di học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt bởi vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng, không xây dựng cốt truyện và các sự kiện. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật, do đó, đúng là hai văn bản trên rất khó tóm tắt. Tuy nhiên vẫn có thể tóm tắt 2 văn bản này như sau:
- Tác phẩm Tôi đi học được kể lạ theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật Tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
- Trong lòng mẹ: Bé Hồng mồ côi cha, mẹ lại đi bước nữa và phải sống tha hương cầu thực. Hồng cùng em Quế ở nhà bà cô ruột. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Người cô ấy đã gieo rắc vào đầu non nớt của đứa cháu những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bé Hồng hiểu được mục đích của người cô, nghe người cô nói xấu mẹ, em đau đớn, lòng thắt lại, hai khóe mắt cay cay. Lúc thì nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên má chan hòa, đầm đìa ở cằm vai cổ. Bé Hồng vẫn dành cho mẹ tình cảm yêu thương tha thiết và tin rằng mẹ sẽ trở về. Cuối cùng, Hồng cũng được gặp mẹ sau bao ngày xa cách, đến ngày giỗ đầu của chồng mẹ bé Hồng đã trở về. Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, bé Hồng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ, được sống lại những giây phút của tình mẫu tử êm dịu ngọt ngào.
Xem thêm bài viết khác
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích
- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác
- Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào: Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi...
- Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?
- Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích
- Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Nội dung chính bài Muốn làm thằng Cuội
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Nội dung chính bài Cô bé bán diêm
- Nội dung chính bài Đập đá ở Côn Lôn
- Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc