[CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Viết)
Giải SBT Văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Viết) sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Chỉ ra những yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
Trả lời:
Những yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:
- Trình bày rõ ràng ý kiến về một hiện tượng cần bàn luận.
- Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Đảm bảo bố cục ba phần của bài viết.
- Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
- Thân bài: đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết. Các ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.
- Kết bài: khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
2. Trong bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, những từ ngữ như “bên cạnh đó”, ““nặt khác”, “thứ nhất”, “thứ hai”, “thứ ba”,... có tác dụng gì?
Trả lời:
Các từ ngữ như “bên cạnh đó”, “mặt khác”, “thứ nhật”, “thứ hai”, “thứ ba”,„... có tác dụng chuyển ý, giúp người đọc dễ đàng nhận ra mạch lập luận của bài viết.
3. Viết bài văn theo đề bài sau:
Việc hình thành thới quen tốt là rất cần thiết đối với HS. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về việc hình thành một thói quen tốt mà em cho là quan trọng đối với bản thân.
Trả lời:
- Chọn đề tài: Trong cuộc sống, có nhiều thói quen tốt mà một HS cần hình thành như: thói quen đọc sách, thói quen đúng giờ, thói quen tự học, thói quen tập thể dục,...
=> Một thói quen tốt mà em cho là quan trọng với bản thân để triển khai bài viết là thói quen thói quen tự học.
Bài tham khảo
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và tinh thần tự học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công đó. Vì vậy học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Tự học là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Vì vậy, việc tự học sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, việc chủ động học tập sẽ giúp ta có thể tư duy về bài học cũng tốt hơn.
Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.
Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài và con nhiều tấm gương tự học khác mà họ đều thành công trong cuộc sống.
Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng. Vì vậy mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 4: Những trải nghiệm trong đời (Tiếng Việt)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 2: Miền cổ tích (Viết ngắn)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Điểm tựa tinh thần (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Đọc)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình (Đọc)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (Tiếng Việt)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Mẹ thiên nhiên (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (Tiếng Việt)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 4: Những trải nghiệm trong đời (Viết)