Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 7)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 7. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong tiến hóa các cơ tương đồng có ý nghĩa phản ánh
- A. Sự tiến hóa đồng qui
- B. Sự tiến hóa phân ly
- C. Sự tiến hóa song hành
- D. Nguồn gốc chung
Câu 2: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tương tự)?
- A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy
- B. Cánh con dơi và cánh tay người
- C. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá
- D. Gai cây xương rồng là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân
Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
- B. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể.
- C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
- D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở
- A. kỉ Đêvôn.
- B. kỉ Cambri.
- C. Kỉ Jura
- D. kỉ Pecmi.
Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
- A. Giao phối ngẫu nhiên.
- B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
- D. Đột biến.
Câu 6: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là:
- A. Homo erectus
- B. Homo Neanderthalensis
- C. Homo habilis
- D. Homo sapiens
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
Câu 8: Sự lên cạn của cây có mạch và động vật diễn ra vào kì nào của đại Cổ sinh?
- A. Cambri
- B. Silua
- C. Đevôn
- D. Than đá
Câu 9: Loài lúa mì Tritium aestivum 6n = 42 được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa, sơ đồ giải thích nào về quá trình hình thành loài lúa mì trên là hợp lý?
- A. Lúa mì (2n = 14) x cỏ dại (2n = 14) → F1, F1 đa bội hóa x cỏ dại → F2, F2 đa bội hóa → lúa mì (6n = 42)
- B. Lúa mì (2n = 14) x cỏ dại (2n = 14) → F1, F1 đa bội hóa x cỏ dại → tứ bội → lúa mì (6n = 42)
- C. Lúa mì (2n = 14) x cỏ dại (2n = 14) → F1, F1 x cỏ dại → F2, F2 đa bội hóa →lúa mì (6n = 42)
- D. Lúa mì (2n = 28) x cỏ dại (2n = 14) → F1, F1 đa bội → lúa mì (6n = 42)
Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
Câu 11: Các yếu tố được đánh số thứ tự sau:
1. môi trường cạn 2. môi trường nước
3. sống tự dưỡng 4. sống dị dưỡng
5. sống kỵ khí 6. sống hiếu khí
Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường nào? Phương thức sống như thế nào?
- A. 1, 3, 5
- B. 1, 4, 6
- C. 2, 4, 5
- D. 2, 3, 5
Câu 12: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp :
- A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
- B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
- C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
- D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Câu 13: Trong các dạng vượn người ngày nay, dạng nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
- A. Vượn
- B. Tinh tinh
- C. Khỉ đột (Gorrila)
- D. Đười ươi
Câu 14: Cách li trước hợp tử là:
- A. Trở ngại, ngăn cản con lai phát triển
- B. Trở ngại, ngăn cản sự giao phối
- C. Trở ngại, ngăn cản can lai hửu thụ
- D. Trở ngại, ngăn cản sự tạo thành hợp tử
Câu 15: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:
- A. cách li sinh thái
- B. cách li sinh sản
- C. cách li tập tính
- D. cách li địa lí
Câu 16: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
- A.Cách li cơ học.
- B. Cách li sinh thái.
- C. Cách li tập tính.
- D. Cách li không gian.
Câu 17: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình:
- A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit, xêton.
- B. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic.
- C. Hình thành tế bào sinh vật nhân sơ tổ tiên (procaryote)
- D. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin.
Câu 18: yếu tố quyết định sự sống có thể chuyển từ nước lên cạn là :
- A. các hoạt động núi lửa và sấm sét đã giảm.
- B. sự quang hợp của thực vật tạo ra oxy phân tử từ đó hình thành tầng ôzôn.
- C. sự tập trung nhiều di vật hữu cơ trên đất liền
- D. mặt đất được nâng lên, biển bị thu hẹp.
Câu 19: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
- A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
- B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
- C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
- D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 20: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái:
- A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 21: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
- A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
- B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
- C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
- D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
Câu 22: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm:
- A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
- C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 23: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
- A. thực vật, động vật và con người
- B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
- C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
- D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
Câu 24: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là:
- A. nhân tố hữu sinh
- B. nhân tố vô sinh
- C. các bệnh truyền nhiễm
- D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Câu 25: Giới hạn sinh thái là:
- A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian
- B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
- C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
- D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
Câu 26: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
- B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
- C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
- D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 27: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái:
- A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
- B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
- D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Câu 28: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố:
- A. hạn chế
- B. rộng
- C. vừa phải
- D. hẹp
Câu 29: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố:
- A. hạn chế
- B. rộng
- C. vừa phải
- D. hẹp
Câu 30: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này nhưng lại hẹp đối với một số nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố :
- A. hạn chế
- B. rộng
- C. vừa phải
- D. hẹp
Câu 31: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa:
- A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
- B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 32: Nơi ở là :
- A. khu vực sinh sống của sinh vật
- B. nơi cư trú của loài
- C. khoảng không gian sinh thái
- D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 33: Ổ sinh thái là:
- A. khu vực sinh sống của sinh vật
- B. nơi thường gặp của loài
- C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài của loài
- D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 34: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm:
- A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
- B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
- C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
- D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây
Câu 35: Đối với động vật, ảnh hưởng tới:
- A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian
- B. hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản
- C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản
- D. hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian
Câu 36: Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm sau:
- A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, hoạt động sống
- B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí
- C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí
- D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí
Câu 37: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể:
- A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- B. luôn thay đổi
- C. tương đối ổn định
- D. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Câu 38: Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
- A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- B. luôn thay đổi
- C. tương đối ổn định
- D. ổn định và không phụ thuộc vaò nhiệt độ môi trường
Câu 39: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
- A. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo
- B. cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu
- C. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
- D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ
Câu 40: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
- A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
- D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P1)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần Di truyền học Sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 4: Đột biến gen (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 29: Quá trình hình thành loài