Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 4
Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 chỉ còn khoảng một tháng nữa đã diễn ra. Đến thời điểm này, các bạn cần tập trung ôn tập các dạng đề. Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 4
Câu 1. Pháp luật là…
A. hệ thống các quy tắc xử sự chung.
B. hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
D. hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước.
Câu 2. Vì sao pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?
A. Pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.
B. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện.
C. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 3. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước ….
A. quản lí xã hội.
B. quản lí công dân.
C. quản lí các giai cấp.
D. quản lí Nhà nước.
Câu 4. Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Có lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 5. Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi lỗi do mình gây ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ 18 tuổi trở lên.
Câu 6. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã
A.Tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 7. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 8. T (17 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?
A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.
B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.
C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
Câu 9. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Phạt tù chị B.
Câu 10. K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?
A. Phạt tiền.
B. Phạt tù.
C.Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.
D.Tạm giữ để giáo dục.
Câu 11. Công dân bình đẳng trước pháp luật là...
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng địa bàn sinh sống.
C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm là....
A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. công dân vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm ki luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 13. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 14. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ cả hai làm việc cùng một cơ quan, có cùng một mức thu nhập như nhau. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh B qua đó thể hiện:
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau.
Câu 15. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. Công việc của vợ là nội trợ, chăm sóc con cái và quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16. Chủ thể của hợp đồng lao động bao gồm:
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. Đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động.
Câu 17. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân.
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
Câu 18. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?
A. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em.
B. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng, đùm bọc.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
Câu 19. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:
A. Hôn nhân.
B. Hòa giải.
C. Ly hôn.
D. Ly thân.
Câu 20. Nếu em là người lao động tìm kiếm việc làm. Khi kí hết hợp đồng, điều em quan tâm là
A. tiền lương, tiền thưởng, số ngày nghỉ trong tháng.
B. công việc phải làm, chế độ được hưởng, địa điểm, điều kiện làm việc.
C. công việc phải làm, tiền lương.
D. thời hạn hợp đồng.
Câu 21. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.
B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ
C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ
Câu 23. Tôn giáo được biểu hiện:
A. Qua các đạo khác nhau
B. Qua các tín ngưỡng
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức
D. Qua các hình thức lễ nghi
Câu 24. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 25. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 26. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 27. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 28. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 29. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền ứng cử
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền khiếu nại
Câu 30. “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại
B. Quyền bầu cử
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền góp ý
Câu 31. Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. Nhân dân.
B. Công dân
C. Nhà nước.
D. Lãnh đạo nhà nước
Câu 32. Mục đích của quyền tố cáo nhằm .......các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
A. phát hiện, ngăn ngừa
B. phát sinh
C. Phát triển, ngăn chặn
D. phát hiện, ngăn chặn
Câu 33. Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở
A. Phạm vi cả nước.
B. Phạm vi cơ sở
C. Phạm vi địa phương.
D. Phạm vi cơ sở và địa phương
Câu 34. Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 35. Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 36. Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và m ức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 37. Công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước và xã hội là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Câu 38. Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?
A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi m ặt
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
Câu 39. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ tr ống là
A. quyền sở hữu trí tuệ.
B. quyền sở hữu công nghiệp
C. quyền sáng tác.
D. quyền tự do sáng tác
Câu 40. Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân được quy định trong
A. Hiến pháp
B. Luật giáo dục
C. Luật khoa học và công nghệ.
D. Tất cả ý trên
---------------------- Hết ------------------------
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 322
- Đề 4: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 321
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 321
- Đề 1: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Đề 17: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 307
- Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 2
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 4
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 318
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 323
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 315 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT