Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 24

7 lượt xem

Bất kì môn nào cũng vậy, bên cạnh quá trình ôn luyện kiến thức, các bạn học sinh cần phải luyện thêm đề. Bởi đó là cách để bạn chủ động và làm quen với các dạng đề thi. Dưới đây, KhoaHoc giới thiệu cho các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm những bộ đề hay để tham khảo.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở

A. Sài Gòn.

B. Nghệ Tỉnh.

C. Cố đô Huế.

D. Hà Nội.

Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là?

A. Báo Đỏ.

B. Báo Búa liềm.

C. Báo Người nhà quê.

D. Báo Nhành lúa.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô?

A. Sự ra đời của học thuyết “Tơruman” và Chiến tranh lạnh (3-1947)

B. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)

C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

D. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)

Câu 4: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời gian:

A. 1897 – 1914

B. 1919 – 1929

C. 1914 – 1929

D. 1918 – 1929

Câu 5: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng do:

A. Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai...lãnh đạo.

B. Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.. lãnh đạo.

C. Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... sáng lập.

D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi?

A. Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên

B. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khỡi nghĩa vũ trang

C. Anh rút khỏi Nam Phi

D. Nenxơn Manđêla được trả tự do

Câu 7: Các hình thức và phương pháp đấu tranh được Đảng cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là:

A. hợp pháp và bất hợp pháp; công khai và bí mật.

B. đấu tranh chính trị công khai đối mặt với kẻ thù.

C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

D. đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí.

Câu 8: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 – 1930) quyết định đổi tên Đảng là gì?

A. Đảng Cộng Sản Đông Dương

B. Đảng Lao Động Việt Nam

C. Đảng Cộng Sản Việt Nam

D. Đảng Lập hiến

Câu 9: Sau CTTG II các nước Đông Nam Á có biến đổi quan trọng nhất là:

A. Đều gia nhập tổ chức Asean

B. Nhiều nước giành được độc lập

C. Kinh tế đều có bước phát triển vượt bâc

D. Đều tham gia tổ chức Liên Hiệp Quốc

Câu 10: Các Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong khoảng thời gian:

A. 1 năm

B. 4 – 5 tháng

C. 5 – 6 tháng

D. 3 - 4 tháng.

Câu 11: Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là:

A. Luận cương chính trị năm 1930.

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

C. Tác phẩm Đường cách mệnh.

D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 12: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung vào:

A. cướp ruộng đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.

B. cướp ruộng đất lập đồn điền, ngoại thương, khai thác mỏ, giao thông.

C. phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.

D. phát triển nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, thu thuế.

Câu 13: Hội Nghị Ianta diễn ra trong thời gian:

A. từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945

B. Từ ngày 2 đến ngày 12/2/1945

C. Từ ngày 4 đến ngày 14/2/1945

D. Từ ngày 2 đến ngày 14/2/1945

Câu 14: Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ, chiến thắng nào mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt"?

A. Chiến thắng mùa khô thứ hai.

B. Chiến thắng Vạn Tường.

C. Chiến thắng mùa khô thứ nhất.

D. Chiến thắng Núi Thành.

Câu 15: Đồng chí Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là:

A. Lê Hồng Phong

B. Trần Phú

C. Hà Huy Tập

D. Nguyễn Văn Cừ

Câu 16: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

B. Hiệp định Pari năm 1973.

C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của phát xít Nhật từ khi vào Đông Dương (9/1940)?

A. Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng rau, thầu dầu.

B. Thi hành chính sách kinh tế chỉ huy

C. Đầu tư vào nhiều ngành phục vụ nhu cầu quân sự.

D. Yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sát, cao su...

Câu 18: Đầu năm 1945, CTTG II bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước đồng minh, ngoại trừ:

A. Tổ chức lại TG sau chiến tranh

B. Hợp tác để phát triển kinh tế

C. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh

D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

Câu 19: Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì?

A. Khẳng định vị thế của nước Mĩ.

B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

C. Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.

D. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

Câu 20: Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với câu văn sau đây?

"Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa"

A. 2-9- 1945

B. 19-8- 1945

C. 23-8- 1945

D. 30-8- 1945

Câu 21: Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ sau năm 1945:

1. Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mĩ xâm lược;

2. Nhân dân Lào chiến đấu chống Pháp xâm lược trở lại;

3. Mĩ phải kí kết Hiệp định Viêng Chăn, góp phần lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc;

4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập;

5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

A. 1, 2, 5, 4, 3.

B. 5, 4, 3, 1, 2.

C. 4, 2, 1, 3, 5.

D. 1, 4, 3, 2, 5.

Câu 22: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

A. Miến Điện, Việt Nam, Philippin

B. Campuchia, Malaixia, Brunây

C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

D. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia

Câu 23: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa

A. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào giải phóng dân tộc.

B. chủ nghĩa Mác-Lê nin với tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

D. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu 24: Âm mưu thâm độc của Mĩ cũng là điểm khác biệt giữa chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước là

A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt" .

C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.

Câu 25: Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 26: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.

D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Câu 27: Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

A. Năm 1973

B. Năm 1989

C. Năm 1991

D. Năm 1985

Câu 28: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú?

A. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

B. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu 29: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam có những giai cấp nào?

A. Địa chủ phong kiến và nông dân.

B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân.

C. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản.

D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản và công nhân.

Câu 30: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

B. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925)

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).

D. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec-xai (1919).

Câu 31: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi

A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận

B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô

D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mácsan

Câu 32: Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là bọn nào?

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa Đế quốc.

C. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 33: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?

A. Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

D. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 34: Sau CTTG II Mĩ có âm mưu gì đối với khu vực Mĩ la Tinh?

A. Lôi kéo các nước Mĩ La Tinh vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato)

B. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước ở Mĩ La Tinh

C. Biến Mĩ LaTinh trở thành sân sau của mình

D. Khống chế các nước Mĩ La Tinh không cho quan hệ với các nước khác

Câu 35: Phong trào cách mạng được xem như cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này là

A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.

C. Phong Trào dân chủ 1936 - 1939.

D. Phong trào giả phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 36: Yêu cầu hàng đầu của giai cấp nông dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. cải thiện đời sống.

B. giảm tô thuế.

C. độc lập dân tộc.

D. ruộng đất.

Câu 37: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

A. Châu Âu

B. Châu Mĩ

C. Châu Á

D. Châu Phi

Câu 38: Khó khăn lớn và nguy hiểm nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Các thế lực đế quốc lũ lượt kéo vào nước ta.

B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân

C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, tệ nạn xã hội tràn lan.

D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.

Câu 39: Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấn" Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ là chiến lược

A. "Chiến tranh cục bộ"

B. "Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh".

C. "Chiến tranh đơn phương".

D. "Chiến tranh đặc biệt".

Câu 40: Thời cơ "ngàn năm có một" của dân tộc Việt Nam xuất hiện từ khi

A. Nhật đảo chính Pháp đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương

-------------------------HẾT--------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội