Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới
Câu 1: Chính quyền cách mạng được thiết lập sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở Nga là:
- A. Chính phủ lâm thời.
- B. Chính phủ lâm thời tư sản.
- C. Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
- D. Nhà nước dân chủ nhân dân.
Câu 2: Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
- A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
- B. Thiết lập trật tự thế giới “hai cực” Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- C. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
- D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
- A. Do chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- B. Do chính sách phản động của Mĩ-Diệm đã làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- C. Do “ Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn bị đán áp.
- D. Do nhiều cán bộ đảng viên bị giết hại, tù đầy.
Câu 4: Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng những năm 20 của thế kỉ XX là
- A. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản.
- B. bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
- C. tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống Pháp.
- D. khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là sự kiện của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975?
- A. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
- B. Nước Lào tuyên bố độc lập.
- C. Nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
- D. Gia nhập tổ chức ASEAN.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1930 là gì?
- A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
- B. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác.
- C. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thắng thế.
- D. Giai cấp tiểu tư sản nhanh chóng tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu 7: Kế hoạch Nava của thực dân Pháp (1953) là sản phẩm của
- A. sự kết hợp sức mạnh của đế quốc Mĩ và thủ đoạn của thực dân Pháp.
- B. sự can thiệp sâu nhất của đế quốc Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
- C. sự nỗ lực cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- D. Chiến tranh lạnh.
Câu 8: Tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927 là
- A. tác phẩm về chủ nghĩa Mác- Lênin chuẩn bị đưa về Việt Nam.
- B. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- C. Tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.
- D. tác phẩm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại?
- A. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng kéo dài gần nửa thập kỉ.
- B. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang.
- C. Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Mĩ-Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- D. Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 10: Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về tình hình nước Nga là
- A. kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
- B. chính trị, xã hội ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.
- C. chính trị, xã hội bất ổn.
- D. là cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu.
Câu 11: Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của chủ tich Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930-1945 được thể hiện qua luận điểm nào?
- A. Đảng Cộng Sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
- B. Xác định rõ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- C. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- D. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 12: Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đã có tác dụng ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- A. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
- B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành quốc gia độc lập.
- C. Loại bớt đi được một kẻ thù ngoại xâm.
- D. Dựa vào quân Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
Câu 13: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có tác dụng như thế nào?
- A. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- B. Là cơ sở để Người tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- C. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người.
- D. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
Câu 14: Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là
- A. sự bùng nổ dân số.
- B. xuất hiện các bệnh dịch mới.
- C. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
- D. Năng suất lao động tăng cao.
Câu 15: Năm 1961, Mĩ đề ra kế hoạch bình định Miền Nam trong vòng 18 tháng có tên gọi là
- A. kế hoạch “tìm diệt và bình định”.
- B. kế hoạch Giôn xơn-Mác Nam ra.
- C. kế hoạch Xtalây-Taylo.
- D. kế hoạch dồn dân “lập ấp chiến lược.”
Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954?
- A. Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
- B. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
- C. Tiếp tục cuộc cách mạng dan tộc dân chủ nhân dân.
- D. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.
Câu 17: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất, có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược phát triển?
- A. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (3/1951).
- B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951).
- C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952).
- D. Đại hội đại biểu lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951).
Câu 18: Từ giữa những năm 1936 đến tháng 9 năm 1936 trong phong trào dân chủ ở Việt Nam(1936 - 1939) đã diễn ra sự kiện nào?
- A. Phong trào “đón rước” phái viên Gô-đa.
- B. Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
- C. Phong trào đấu tranh nghị trường.
- D. Phong trào Đông Dương Đại hội.
Câu 19: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là
- A. Quốc tế cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mát-xcơ-va.
- B. chủ nghĩa phát xít ra đời và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.
- C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
- D. thực dân Pháp tăng cường chính sách bóc lột ở các thuộc địa.
Câu 20: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong luận điểm nào?
- A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thử sự ủng hộ của quốc tế.
- B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tranh thử sự ủng hộ của quốc tế.
- C. Toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến.
- D. Toàn dân, toàn diện, đánh chắc, tiến chắc, tự lực cánh sinh.
Câu 21: Vì sao sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất?
- A. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
- B. Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp.
- C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
- D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh.
Câu 22: Mặt trận dân tộc thống nhất được Đảng ta chủ trương thành lập năm 1939 có tên là
- A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- D. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
Câu 23: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là
- A. Khởi nghĩa Hương Khê.
- B. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Bắc.
- C. Khởi nghĩa Ba Đình.
- D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 24: Tháng 4/1917, Lê-nin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN có tên gọi là
- A. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- B. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng Sản.
- C. Luận cương tháng tư.
- D. Sắc lệnh hòa bình.
Câu 25: Trong những năm 1861-1862, thực dân Pháp đã chiếm được những tỉnh nào ở Nam Kì?
- A. Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long.
- B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
Câu 26: Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858)?
- A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- B. Quân Pháp chiếm thành Gia Định.
- C. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
- D. Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa (Gia Định).
Câu 27: “Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có hạn chế lớn về xác định kẻ thù”. Đây là nhận định
- A. sai, vì các sĩ phu yêu nước đã đưa ra khẩu hiệu đánh đuổi giặc Pháp gắn với đánh đổ phong kiến tay sai.
- B. đúng, vì các sĩ phu yêu nước tiến bộ vẫn chưa xác định được kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
- C. sai, vì mục tiêu cao nhất của phong trào là đánh đuổi Pháp, giành độc lập.
- D. đúng, vì phong trào chỉ xác định được một trong hai kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam.
Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
- A. Anh, Pháp kí với Đức Hiệp ước Muy-ních.
- B. Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc.
- C. Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu Cảng.
- D. Đức tấn công Ba Lan, Anh-Pháp tuyên chiến với Đức.
Câu 29: Nội dung nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)
- A. Hai bên thực hiện ngừng bắn tại chỗ.
- B. Pháp công nhân Việt Nam là môt nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng.
- C. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc.
- D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập.
Câu 30: Nội dung nào không phản ánh đúng kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
- A. Giải phóng toàn bộ vùng biên giới.
- B. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch.
- C. Phá thế bao vây của quân Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc.
- D. Làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
Câu 31: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm 60- 80 của thế kỉ XX là gì?
- A. Đấu tranh ngoại giao.
- B. Đấu tranh vũ trang.
- C. Đấu tranh chính trị.
- D. Bất hợp tác.
Câu 32: Về quy mô, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) có điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)?
- A. Phạm vi chiến trường mở rộng sang Nam Lào và Campuchia.
- B. Diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền Nam.
- C. Phạm vi chiến trường rộng hơn, ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam.
- D. Phạm vi chiến trường mở rộng ra toàn Đông Dương.
Câu 33: Sau thất bại ở Việt Bắc trong thu-đông năm 1947, thực dân Pháp đề ra chủ trương gì?
- A. Mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
- B. Chuyển sang chiến lược “đánh nhan thắng nhanh”.
- C. Phòng ngự chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ.
- D. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
Câu 34: Những biến đổi trong lịch sử Trung Quốc nửa sau thế kỉ XX đều có tác động lớn đến nước ta, ngoại trừ sự kiện nào?
- A. Trung Quốc thực hiện chính sách đặc biệt: một đất nước hai chế độ.
- B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949).
- C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1/1950).
- D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (11/1991).
Câu 35: Tại Hội nghị tháng 11/1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
- A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
- B. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
- C. đánh đổ Nhật-Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- D. đánh đổ đế quốc và phong kiến. thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân.
Câu 36: Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX trên thế giới bắt đầu xuất hiện xu thế nào trong quan hệ quốc tế?
- A. Xu thế đối đầu.
- B. Xu thế toàn cầu hóa.
- C. Xu thế hòa hoãn và hợp tác.
- D. Xu thế đối thoại-hợp tác.
Câu 37: Theo em, trong nội dung của Hiệp định Pari năm 1973, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
- A. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động phá hoại miền Bắc Việt Nam.
- B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- C. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- D. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Câu 38: Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ gây trở ngại cho cách mạng Việt Nam ra sao?
- A. Gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng Việt Nam.
- B. Khiến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai nhóm.
- C. Làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
- D. Đặt ra yêu cầu phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
Câu 39: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở đâu?
- A. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- C. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
- D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 40: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã ảnh hưởng đến nước Mĩ như thế nào?
- A. Ưu thế về kinh tế, quân sự của Mĩ sụt giảm trong sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản.
- B. Ưu thế về kinh tế, quân sự của Mĩ được tăng cường so với các nước Tây Âu và Nhật Bản.
- C. Mĩ không thể vượt qua Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.
- D. Mĩ giành thắng lợi trong “chiến lược toàn cầu”.
Xem thêm bài viết khác
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 308
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 319 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 310 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 323
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 312
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 323
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 309
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 305
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 3
- Đề 7: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 307