Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 8)

9 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 8). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện ở

  • A. khu vực cư trú chủ yếu.
  • B. kinh nghiệm sản xuất nghề thủ công truyền thống.
  • C. trang phục cổ truyền
  • D. ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.

Câu 2: Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở

  • A. Trung du, đồng bằng.
  • B. Miền núi, duyên hải.
  • C. Đồng bằng, duyên hải
  • D. Miền núi, trung du.

Câu 3: Lao động nước ta có trở ngại lớn về

  • A. tính sáng tạo.
  • B. kinh nghiệm sản xuất.
  • C. khả năng thích ứng với thị trường.
  • D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 4: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.

  • A. phát triển y tế, giáo dục
  • B. giải quyết việc làm.
  • C. phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
  • D. thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta khá cao là do

  • A. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
  • B. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
  • C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
  • D. ngành dịch vụ và các cơ sở công nghiệp chế biến kém phát triển.

Câu 6: Vùng Bắc Trung Bộ giáp với các vùng nào dưới đây :

  • A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Cả 3 vùng trên.

Câu 7: Dãy Trường Sơn Bắc còn có tên gọi nào khác?

  • A. Núi Giăng Màn.
  • B. Núi Trường Sơn.
  • C. Núi Dài.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Các con đường quốc lộ số 7, 8,9 của vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì chung?

  • A. Mới được mở rộng.
  • B. Chạy theo hướng Bắc - Nam.
  • C. Là con dường từ Việt Nam sang Lào.
  • D. Là đường mòn Hồ Chí Minh.

Câu 9: Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là:

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

  • A. Dệt – may.
  • B. Luyện kim
  • C. Chế biến lương thực thực phẩm.
  • D. Năng lượng

Câu 11: Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp :

  • A. Năng lượng.
  • B. Vật liệu xây dựng.
  • C. Công nghiệp hóa chất
  • D. Chế biến và hàng tiêu dùng

Câu 11: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

  • A. Thanh Hoá.
  • B. Vinh.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Quy Nhơn.

Câu 12: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

  • A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.
  • B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.
  • C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
  • D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Câu 13: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:

  • A. Tương đối thấp
  • B. Trung bình
  • C. Cao
  • D. Rất cao

Câu 14: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:

  • A. Ven biển
  • B. Miền núi
  • C. Đồng bằng
  • D. Đô thị

Câu 15: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:

  • A. Công nghiệp, nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp, dịch vụ.
  • C. Nông nghiệp, dịch vụ.
  • D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Câu 16: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:

  • A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
  • C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Câu 17: Cho biểu đồ sau:

Nhận định nào sau đây đúng:

  • A. Giảm tỉ trọng khu vực nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng. Tăng tỉ trọng nông lâm ngư. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
  • B. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
  • C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
  • D. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 18: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở:

  • A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
  • B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Câu 19: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp :

  • A. Nguồn lao động
  • B. Cơ sở hạ tầng
  • C. Chính sách, thị trường
  • D. Nguồn tài nguyên khoáng sản

Câu 20: Nước ta chủ yếu nhập khẩu:

  • A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu
  • B. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng
  • C. Hàng nông, lâm, thủy sản
  • D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Câu 21: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:

  • A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,...
  • B. Thái, Mường, Dao, Mông,…
  • C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…
  • D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự,…

Câu 22: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là:

  • A. Bắc Giang, Lạng Sơn
  • B. Thái Bình, Nam Định
  • C. Hà Nam, Ninh Bình
  • D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Câu 23: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp mấy vùng kinh tế:

  • A. 2 vùng
  • B. 3 vùng
  • C. 4 vùng
  • D. 5 vùng

Câu 24: Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là:

  • A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh
  • B. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà
  • C. Thanh Hóa, Vinh, Huế
  • D. Bỉm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới

Câu 25: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc:

  • A. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.
  • B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
  • C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
  • D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.

Câu 26: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm:

  • A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
  • B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
  • C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng
  • D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 27: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:

  • A. Bazan
  • B. Mùn núi cao
  • C. Phù sa
  • D. Phù sa cổ.

Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ:

  • A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
  • B. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.
  • C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 29: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là:

  • A. Tây Ninh
  • B. Đồng Nai
  • C. Bình Dương
  • D. Long An

Câu 30: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng.
  • B. Gạo, hàng may mặc, nông sản.
  • C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
  • D. Gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công.

Câu 31: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là:

  • A. Đường sông
  • B. Đường sắt
  • C. Đường bộ
  • D. Đường biển

Câu 32: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là:

  • A. Dầu khí
  • B. Titan
  • C. Muối
  • D. Cát thủy tinh

Câu 33: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì

  • A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
  • B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
  • C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
  • D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm .

Câu 34: Trong những năm gần đây, diện tích một số cây trồng bị thu hẹp vì:

  • A. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
  • B. Nhà nước chủ trương giảm trồng trọt tăng chăn nuôi.
  • C. Lao động ở nông thôn bỏ ra thành thị để kiếm sống.
  • D. Biến động thị trường đặc biệt là thị trường thế giới.

Câu 35: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)

Năm

Khu vực

2005

Nông –lâm – ngư nghiệp

77520

Công nghiệm –Xây dựng

92357

Dịch vụ

125819

Tổng

295696

Cơ cấu ngành dịch vụ là:

  • A. 40,1%
  • B. 42,6%
  • C. 43,5%
  • D. 45%

Câu 36: Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là:

  • A. Đồng bằng Sông Hồng
  • B. Đồng bằng Sông Cửu Long
  • C. Đông Nam Bộ
  • D. Bắc Trung Bộ

Câu 37: Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?

  • A. Lâm Đồng
  • B. Đắk Lắk
  • C. Gia Lai
  • D. Kon Tum

Câu 38: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
  • D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.

Câu 39: Các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nhưng không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A. Bà Rịa - Vũng Tàu
  • B. Đồng Nai
  • C. Bình Dương
  • D. Tây Ninh

Câu 40: Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do :

  • A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn
  • B. Giao thông vận tải phát triển hơn
  • C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
  • D. Có nhiều chợ hơn.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội