Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 9)

21 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 9). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

  • A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
  • B. Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.
  • C. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
  • D. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.

Câu 2: Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

  • A. tâm lí xã hội, phong tục tập quán.
  • B. thực hiện công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình
  • C. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
  • D. đời sống nhân dân còn khó khăn.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

  • A. Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ
  • B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.
  • C. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
  • D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao

Câu 4: Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây:

  • A. sản xuất hàng tiêu dùng.
  • B. khai thác dầu khí.
  • C. điện tử - tin học
  • D. hóa chất.

Câu 5: Phần lớn dân cư nước ta hiện nay sống ở nông thôn do

  • A. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp.
  • B. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
  • C. Nhân dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
  • D. Sự di dân từ thành thị về nông thôn.

Câu 6: Phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?

  • A. Dãy Bạch Mã.
  • B. Dãy Trường Sơn Bắc.
  • C. Dãy Tam Điệp.
  • D. Dãy Hoành Sơn

Câu 7: Di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận nằm ở vùng Bắc Trung Bộ là :

  • A. Phố cổ Hội An.
  • B. Phong Nha – Kẻ Bàng.
  • C. Vịnh Hạ Long.
  • D. Cố Đô Huế.

Câu 8: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :

  • A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
  • B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
  • D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 9: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước được thể hiện ở :

  • A. Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
  • B. Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.
  • C. Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
  • D. Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.

Câu 10: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

  • A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
  • B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.
  • C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.
  • D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

Câu 11: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:

  • A. Gia tăng tự nhiên cao
  • B. Do di dân vào thành thị
  • C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
  • D. Nhiều đô thị mới hình thành

Câu 12: Cho bảng số liệu:

Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là:

  • A. 1900 người/km2 và 2800 người/km2
  • B. 1950 người/km2 và 280 người/km2
  • C. 195 người/km2 và 2800 người/km2
  • D. 195 người/km2 và 280 người/km2

Câu 13: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

  • A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
  • D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Câu 14: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy:

  • A. Nông nghiệp đang được da dạng hóa.
  • B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước.
  • C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế.
  • D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giẳm lương thực.

Câu 15: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:

  • A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
  • B. Tăng người lao động có tay nghề.
  • C. Tăng cường đánh bắt xa bờ.
  • D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.

Câu 17: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

  • A. Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước
  • B. Là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
  • C. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.
  • D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta

Câu 18: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn:

  • A. Các công trình kiến trúc
  • B. Các vườn quốc gia
  • C. Văn hóa dân gian
  • D. Các di tích lịch sử

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
  • B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
  • C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.
  • D. giáp cả Trung Quốc và Lào.

Câu 20: Các điểm du lịch nổi tiếng không thuộc Bắc Trung Bộ là:

  • A. Đồ Sơn, Cát Bà
  • B. Sầm Sơn, Thiên Cầm
  • C. Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng
  • D. Nhật Lệ, Lăng Cô

Câu 21: Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, may mặc, dệt kim, chế biến lương thực thực phẩm ở Bắc Trung Bộ có quy mô:

  • A. Vừa và lớn.
  • B. Vừa và rất lớn.
  • C. Vừa và nhỏ.
  • D. Nhỏ và rất nhỏ.

Câu 22: Sự khác nhau không phải cơ bản giữa phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. Địa hình
  • B. Khí hậu
  • C. Dân tộc, ngành nghề
  • D. Kinh tế.

Câu 23: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia:

  • A. Gia Lai
  • B. Đắk Lắk
  • C. Kon Tum
  • D. Lâm Đồng

Câu 24: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lý của Tây Nguyên là:

  • A. Giáp 2 quốc gia.
  • B. Giáp 2 vùng kinh tế.
  • C. Không giáp biển.
  • D. Giáp Đông Nam Bộ.

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 26: Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
  • C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
  • D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 27: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là:

  • A. Cát thuỷ tinh
  • B. Muối
  • C. Pha lê
  • D. San hô

Câu 28: Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là

  • A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
  • B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
  • C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
  • D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Câu 29: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng :

  • A. Động đất
  • B. Sương muối , giá rét
  • C. Bão lũ, hạn hán, sâu bệnh .
  • D. lũ quét.

Câu 30: Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là:

  • A. Từ 1954 đến 1975.
  • B. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
  • C. Sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
  • D. Từ sau 1986 đến trước năm 1996.

Câu 31: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên

  • A. Hang động
  • B. Vườn quốc gia
  • C. Bãi biển
  • D. Lễ hội

Câu 32: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm các ngành dịch vụ

  • A. Du lịch
  • B. Giao thông vận tải
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng
  • D. Ngoại thương

Câu 33: Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP là:

  • A. Dịch vụ tiêu dùng
  • B. Dịch vụ sản xuất
  • C. Dịch vụ công cộng
  • D. Ba loại hình ngang bằng nhau.

Câu 34: Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ là:

  • A. Biển nhiều thiên tai
  • B. Cá chủ yếu ở ven bờ
  • C. Tàu thuyền nhỏ
  • D. Chính sách.

Câu 35: Đà Lạt, ngoài nổi tiếng về hoa nơi đây còn được biết đến là nơi sản xuất nhiều:

  • A. Cây công ngiệp
  • B. Rừng lá kim
  • C. Đại gia súc
  • D. Rau quả ôn đới

Câu 36: Loại cây công nghiệp Tây Nguyên trồng ít hơn Trung Du miền núi Bắc Bộ là:

  • A. Cà phê
  • B. Chè
  • C. Cao su
  • D. Điều

Câu 37: Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất của vùng

  • A. Yaly
  • B. Xê xan 4
  • C. Đa Nhim
  • D. Buôn Khốp

Câu 38: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là

  • A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2
  • B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2
  • C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2
  • D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2

Câu 39: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc:

  • A. Bắc Bộ
  • B. Bắc Trung Bộ
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long
  • D. Nam Trung Bộ

Câu 40: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là:

  • A. Chuyển hướng khai thác
  • B. Bảo vệ san hô
  • C. Bảo vệ rừng ngập mặn
  • D. Chống ô nhiễm do dầu khí.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội