Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào Văn mẫu lớp 12
Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm dàn ý và bài văn mẫu để các em tham khảo, qua đó có thêm ý tưởng để hoàn thiện tốt bài văn của mình. Dưới đây là nội dung của bài văn mẫu, các em tham khảo nhé.
Viết một văn bản trình bày suy nghĩ về ý kiến của A.Lincoln
Đề bài: Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”
Dàn ý Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào
1. Giải thích:
- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống.
2. Phân tích – chứng minh
Ý 1: Thái độ cần thiết trước thất bại:
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan) .
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.
Ý 2: Phải biết đi lên từ thất bại :
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.
- Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.
* Dẫn chứng: - Walt Dissney, Lep Tôn – xtôi…
- Ngô Bảo Châu và câu chuyện thi hỏng vào chuyên Toán đến một Ngô Bảo Châu hôm nay chinh phục những đỉnh cao của Toán học…
3. Đánh giá – mở rộng :
- Câu nói của Lincoln với những hàm ý sâu xa hướng con người vươn tới một thái độ sống tích cực, sống mạnh mẽ.
- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.
4. Bài học
* Nhận thức:
- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”
* Hành động:
- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống.
Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào
Trong cuộc sống của mỗi người điều mà ai cũng bắt buộc phải trải qua đó là sự thất bại. Thế nhưng đằng sau mỗi thất bại chúng ta lại học hỏi được ở đó rất nhiều điều bổ ích. Dù đau đớn hay không thì nó cũng được coi như một bước tập rượt trên con đường chinh phục thành công của bạn. Chẳng vì thế mà A. Lincoln đã từng nhận định về sự thất bại như sau: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
Để chinh phục một thành quả ngọt ngào thì bất cứ ai cũng phải trả giá cho nó. Cái giá của thành công có thể đánh đổi bằng tiền bạc, vật chất nhưng cũng có thể là nước mắt thậm chí là máu xương. Tuy nhiên, điều quan trọng mà con người rút được sau những lần thất bại là gì mới là điều đáng để bàn. Vậy thất bại theo anh chị là gì? Thất bại ở đây đó chính là việc bạn không thể chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra, hoặc có thể nhưng nó không như ý muốn. Thất bại này có thể là về vật chất cũng có thể là về tinh thần…. Song điều quan trọng không phải là bạn đã thất bại thế nào, mức độ ra sao mà là cách bạn đón nhận nó nư thế nào. Đây chính là điều mà A. Lincon nhấn mạnh.
Thực tế trong cuộc sống của mỗi con người không phải ai cũng có thể dễ dàng đạt được mong muốn mà mình đã đặt ra. Bạn cũng phải trải qua rất nhiều những lần vấp ngã trong cuộc đời, đau đớn có tủi nhục cũng có. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rằng những thất bại đó được xem như những hành trang để bạn đứng lên và xây dựng lại niềm tin của mình. Tục ngữ ta có câu “Thất bại là mẹ của thành công”. Cũng như câu nói
“Ai chiến thắng chả đôi lần chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”
Để lấy được tấm bằng đại học bạn phải trải qua mười hai năm đèn sách miệt mài, trong mười hai năm đó biết bao lần bạn tưởng như đầu hàng số phận. Bao lần bạn bị bố mẹ la rầy vì điểm kém, bao lần trượt môn…. Thế nhưng điều quan trọng không phải bạn đã thất bại bao nhiêu lần và thất bại nghiêm trọng thế nào mà cái cốt lõi đó là bạn đã đứng lên chinh phục hoàn cảnh ra sao, và rút ra được bài học gì sau những lần vấp ngã đó.
Thay vì việc tự ngồi trách móc bản thân mình yếu hèn, nhu nhược bạn nên bình tĩnh ngồi lại xem mình đã sai ở đâu? Do hoàn cảnh quá khắc nghiệt hay do bản thân mình chưa đủ mạnh mẽ? Khi đã biết mình yếu ở đâu bạn mới có thể tìm cách khắc phục nó và cải tạo nó được. Nếu bạn cứ ủ ê vì nó thì sớm muộn bạn cũng sẽ là nạn nhân của nó mà thôi. Trong cuộc sống này có vô số những con người đã từng đứng lên sau thất bại và gặt hái cho mình những thành công vang dội. Chẳng kể đâu xa như tấm gương hiếu học của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu với giải thưởng danh giá Fields. Trước khi có được giải thưởng quý giá đó ông đã trải qua bao lần thất bại, đó là khi ông trượt chuyên Toán. Niềm mơ ước những tưởng đã hoàn toàn dập tắt bởi bước đầu tiên thất bại ê chề đó, thế nhưng bằng quyết tâm của mình ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng “thất bại chưa bao giờ là đầu hàng”. Con người chỉ thực sự thất bại khi đầu hàng chính bản thân và số phận của mình mà thôi. Và còn biết bao nhiêu tấm gương như Lép xtoi, hay tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Thuở thiếu thời, có ai ngờ rằng một con người chỉ bán bánh mì dạo bên nước Nga xa xôi lại trở thành một ông trùm trên sàn chứng khoán Việt Nam? Nếu như họ cứ mãi gục ngã tại chỗ ấy thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng có được những bài học thấm đẫm triết lí đến vậy.
Con người sinh ra không bao giờ là toàn diện và hoàn hảo. Con đường vinh quang cũng không phải con đường trải đầy hoa hồng mà nó còn rất nhiều những gập ghềnh trắc trở. Thế nhưng sau mỗi lần vấp ngã đó nó sẽ để lại cho bạn cả một bài học sâu sắc. Bài học về sự nhẫn nại, bài học về sự kiên trì và cả bài học về cách chiến thắng số phận. Câu nói của A.Lincoln cho đến cuối cùng chỉ muốn hướng con người ta đến những điều tích cực trong cuộc sống, biết bình thản đón nhận thất bại một cách nhẹ nhàng nhất. Hãy lấy nó làm động lực để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đồng thời phải biết nhìn nhận đúng giá trị của chính bản thân mình.
Thất bại có lẽ là cụm từ mà chẳng ai muốn nghe đến trong cuộc đời này. Thế nhưng dù có muốn hay không thì bạn vẫn phải đối diện với nó. Thất bại không chỉ đến một lần mà có thể là rất nhiều lần trong cuộc đời. Vì thế thay vì phàn nàn đổ lỗi cho hoàn cảnh chúng ta hãy thử ngồi lại và suy nghĩ cặn kẽ vấn đề để rút ra cho mình một bài học sâu sắc.
Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào được Khoahoc chia sẻ trên đây. Với bài văn mẫu này, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, trau dồi thêm vốn từ, qua đó hoàn thiện bài văn hay hơn, sinh động hơn. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 12 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935
- Viết đoạn văn 200 chữ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống
- Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 12: Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ
- Nghị luận xã hội về vai trò của sách với đời sống nhân loại
- Phân tích người lái đò sông Đà (9 mẫu)
- Giải GDQP- AN 12 bài 8: Công tác phòng không nhân dân
- Suy nghĩ của anh/chị về lối sống tự lập của thanh niên trong xã hội hiện nay
- Văn mẫu 12: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (3 đề)
- Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến của A-mo-ni-mus: “ Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”.
- Nghị luận văn học dạng phân tích giá trị hiên thực của tác phẩm
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
- Phân tích 14 câu đầu bài Tây Tiến