Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 Sơ đồ tư duy Lịch sử 12

  • 1 Đánh giá

Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài học, làm quen các câu hỏi bài tập trắc nghiệm nâng cao thành tích học môn Sử 12.

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 14

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 14 chi tiết

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 14

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 14

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 14

Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 14

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 14

I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933

1. Tình hình kinh tế

  • Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái

  • Hoạt động sản xuất công nghiệp bị suy giảm

  • Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

  • Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

2. Tình hình xã hội

  • Nhiều công nhân bị sa thải. Cuộc sống của chợ thuyền ngày càng khó khăn.

  • Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, ruộng đất bị địa chủ người pháp và người Việt chiếm đoạt. Họ bị bần cùng hóa.

  • Các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không tránh khỏi tác động xấu của khủng hoảng kinh tế. Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm. Số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và xô viết Nghệ  - Tĩnh.

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

a. Phong trào trong cả nước

  • Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân

  • Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động 1/5

  • Tháng 6,7,8 phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi

b. Phong trào ở Nghệ-Tĩnh

  • Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất

  • Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930), kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện…

  • Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã…

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh

Các mặt

Nội dung chính sách

Chính trị

Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân.

Kinh tế

Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…

Văn hóa – xã hội

Xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới…

Nhận xét

Chính sách của Xô Viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu viết (Của dân, do dân, vì dân). Là đỉnh cao của phong trào cách mạng.

2. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời ĐCSVN (10/1930).

  • Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (TQ) vào tháng 10/1930

  • Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư và thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930

  • Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

  • Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

  • Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.

  • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

  • Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Hạn chế:

  • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

  • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai  cấp và cách mạng ruộng đất.

  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

a. Ý nghĩa:

  • Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với CM ĐD.

  • Khối liên minh công nông được hình thành

  • Qua phong trào Quốc tế CS công nhận ĐCSĐD là bộ phận độc lập, trực thuộc QTCS

  • Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng, chuẩn bị cho CM tháng Tám 1945

b. Bài học kinh nghiệm:

  • Công tác tư tưởng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

  • Xây dưng khối liên minh công nông

  • Cần thành lập mặt trận dân tộc thống nhất

  • Vấn đề giành và giữ chính quyền…

III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 – 1935

1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng

  • Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được khôi phục và củng cố.

  • Cuối năm 1934 - đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và Nam kì được lập lại

2. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương(3-1935)

a. Nội dung Đại hội :

  • Từ ngày 27=>31-3-1935 họp tại Ma cao (TQ).

  • Đại hội xác định ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.

  • Thông qua nghị quyết chính tri và điều lệ Đảng

  • Bầu Ban Chấp hành TƯ do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư

b. Ý nghĩa Đại hội

  • Đánh dấu mốc tổ chức Đảng đã được khôi phục hệ thống từ trung ương đến địa phương.

  • Tổ chức quần chúng cũng được khôi phục

C. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14

Câu 1:  Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh: "Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xử Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ... trong cái xứ ... nhất là các nước phương Đông".

  • Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.

  • Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.

  • Cộng sản, thuộc địa.

  • Cộng sản, Đông Dương.

Câu 2:  Nội đung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930)?

  • Thông qua Luận Cương chính trị của Đảng.

  • Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vấn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt và chỉ định Ban chấp hành Trung ương lâm thời.

  • Bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời.

  • Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3:  Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?

  • Độc lập dân tộc và tự do.

  • Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

  • Độc lập dân tộc và dân chủ.

  • Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do.

Câu 4:  Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?

  • Đánh đổ phong kiến địa chủ giành ruộng đất cho dân cày.

  • Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.

  • Đánh để thế lực phong kiến, đánh đổ cách bóc lột theo lối tư bản, thực hành cách mạng thổ địa triệt để và đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho nhân dân hoàn toàn độc lập.

  • Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến.

Câu 5: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận

  • Là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

  • Là một Đảng trong sạch vững mạnh.

  • Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

  • Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 6: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

  • Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực

  • Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

  • Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 7: Trong thời kì cách mạng 1930 - 1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào?

  • Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

  • Nhà tù Hương Cảng (Trung Quốc).

  • Nhà tù Côn Sơn.

  • Nhà tù Côn Đảo.

Câu 8: Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin cho đảng viên.

  • “Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”.

  • “Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”.

  • “Tiếng dân”, “Nhành lúa”.

  • Tất cả các tờ báo trên.

Câu 9:  Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • Thủ tiêu Hội đồng Quản hạt Bắc Kì.

  • Mở rộng Viện Dân biểu Nam Kì cho người Việt.

  • Mở rộng cơ quan lập pháp cấp Kì cho người Việt tham gia.

  • Mở rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia.

Câu 10:  Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

  • Tháng 3 - 1930.

  • Tháng 5 - 1930.

  • Tháng 10 - 1930.

  • Tháng 12 - 1930.

Câu 11:  Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

  • Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

  • Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

  • Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

  • Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiêu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai câp”.

Câu 12:  Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 25, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...” Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?

  • Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo,

  • Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (tháng 2 - 1930).

  • Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

  • Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 13:  Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ánh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? `

  • Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.

  • Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.

  • Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.

  • Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 14: Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam là vào thời gian nào?

  • Tháng 2 - 1930.

  • Tháng 2, 3, 4 - 1930.

  • 1 – 5 - 1930.

  • 12 – 9 - 1930.

Câu 15:  Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là

  • phong kiến, đế quốc.

  • đế quốc, tư sản phản cách mạng.

  • thực dân Pháp và tư sản mại bản.

  • đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 16: Tổ chức nào dưới đây không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

  • Đông Dương cộng sản đảng.

  • An Nam cộng sản đảng.

  • Đông Dương cộng sản liên đoàn.

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 17:  Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 - 1930 trở đi phong trào mạng 1930 - 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?

  • Phong trào diễn ra khắp cả nước.

  • Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

  • Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

  • Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc.

Câu 18: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là

  • Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

  • Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.

  • Tịch thu hết sản nghiệp của bọn để quốc.

  • Đánh đồ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Câu 19:  Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (ngày 3 - 2 - 1930) thể hiện như thế nào?

  • Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.

  • Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

  • Câu A và B đúng.

Câu 20: Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

  • 1930 - 1931.

  • 1932 - 1955.

  • 1936 - 1939.

  • 1939 - 1945.

Câu 21: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận:

  • Là một chi bộ của quốc tế cộng sản

  • Là một Đảng trong sạch vững mạnh

  • Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng

  • Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

Câu 22: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?

  • Ở miền Trung.

  • Ở miền Bắc.

  • Ở miền Nam.

  • Trong cả nước

Câu 23: Trước khí thế đấu tranh của quân chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã, Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?

  • Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

  • Biểu tình ngày 1 - 5 - 1930 trên toàn quốc.

  • Biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

  • Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... vào tháng 9 và tháng 10 - 1930.

Câu 24: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:

  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

  • Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

  • Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

  • Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 do Trần Phú khởi thảo.

Câu 25:  Các số liệu sau đây; số liệu nào đúng nhất:

  • Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của nông dân, 8 cuộc đâu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

  • Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

  • Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

  • Riêng trong tháng 5 - 1030, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

Câu 26: Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?

  • Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.

  • Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quân chúng.

  • Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.

  • Quân chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 27: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

  • Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.

  • Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.

  • Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

  • Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 28: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

  • Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

  • Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

  • Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lỗi của cách mạng Việt Nam.

  • Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thăng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 29: Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

  • Ở Trung Kì.

  • Ở Bắc Kì.

  • Ở Nam Kì.

  • Trong cả nước.

Câu 30:  Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?

  • Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.

  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.

  • Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

  • Cả ba ý đều đúng.

ĐÁP ÁN

1

C

11

D

21

A

2

B

12

C

22

A

3

A

13

C

23

D

4

C

14

B

24

D

5

A

15

D

25

C

6

C

16

C

26

A

7

B

17

B

27

D

8

B

18

A

28

B

9

C

19

D

29

B

10

C

20

A

30

D

Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.

  • 8.614 lượt xem