Sơ đồ tư duy bài 16 Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

  • 1 Đánh giá

Sơ đồ tư duy bài 16 Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Để học tốt môn Lịch sử lớp 12 ngoài việc các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, các em cần phải hệ thống lại kiến thức từng bài bằng các sơ đồ tư duy Lịch sử 12. Đưới đây là sơ đồ tư duy bài 16 mà Khoahoc chia sẻ, các em tham khảo nhé.

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

A. Sơ đồ tư duy Sử 12 bài 16

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 16 chi tiết

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 - 1945

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16  Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16

B. Tóm tắt lý thuyết Sử 12 bài 16

I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

1. Tình hình chính trị

+ Đầu tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

+ Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.

+ Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi:

  • Tăng cường đàn áp cách mạng.

  • Ra lệnh động viên, vơ vét tối đa sức người, sức của ở Đông Dương dốc vào chiến tranh.

+ Quân Nhật tiến vào Đông Dương

+ Tháng 9/1940, quân Nhật tiến vào Việt Nam.

  • Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng, câu kết với phát xít Nhật cùng thống trị, bóc lột nhân dân ta.

  • Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền, lừa bịp về văn minh và sức mạnh Nhật Bản...

Năm 1945, ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương, quân Nhật thua to ở nhiều nơi.

Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa giành lại độc lập.

2. Tình hình kinh tế - xã hội

* Về kinh tế

  • Thực dân Pháp: đẩy mạnh chính sách vơ vét tối đa Đông Dương, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, giảm tiền lương, sa thải công nhân...

  • Phát xít Nhật: buộc Pháp phải cung cấp nguyên liệu cho Nhật với giá rẻ; cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng bông, đay, thầu dầu; đầu tư vào những ngành phục vụ quân sự như khai thác mănggan, sắt...

* Về xã hội

  • Chính sách vơ vét, bóc lột Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào tình cảnh cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 đến đầ 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

  • Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/ 1939 đến tháng 3/1945

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939

* Hoàn cảnh triệu tập:

  • Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

* Nội dung hội nghị:

  • Nhiệm vụ trước mắt: Đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

  • Khẩu hiệu đấu tranh: Đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản cách mạng”, “thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa”

  • Phương pháp đấu tranh: Từ dân sinh dân chủ, công khai sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc, tay sai với hình thức bí mật, bất hợp pháp.

  • Tập hợp lực lượng: Thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.

* Ý nghĩa:

Hội nghị mở đầu cho chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới

  • Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

  • Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

  • Binh biến Đô Lương

3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đảng CSĐD (5/1941).

  • Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

  • Người chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng).

Nội dung Hội nghị:

  • Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc

  • Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

  • Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

  • Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần lên TKN. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.

Ý nghĩa của hội nghị: đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị (tháng 11/1939). Nhằm giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc. Chuẩn bị điều kiện cho CMT8

4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

  • Lực lượng chính trị

  • Xây dựng lực lượng vũ trang

  • Xây dựng căn cứ địa

b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành CQ

III. Khởi nghĩa đấu tranh giành chính quyền

1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa 8 /1945)

a. Nhật đảo chính Pháp

  • Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên sâu sắc.

  • Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp…

b. Chủ trương của Đảng.

  • Ngày 12/ 3/1945 Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

  • Nội dung chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:

  • Xác định kẻ thù chính: Là phát xít Nhật

  • Khẩu hiệu đấu tranh: Đánh đuổi phát xít Nhật

  • Hình thức đấu tranh: Biểu tình, vũ trang, sẵn sàng tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

  • Chủ trương: “Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho TKN tháng 8”

c. Khởi nghĩa từng phần

2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa

  • Hội nghị Quân sự CM Bắc Kì (4-1945)

  • Ngày 15-5-1945, thành lập VN Giải phóng quân

  • Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc thành lập

3.Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945

a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh TKN được ban bố

  • Ngày 13-8-1945, TƯ Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, chính thức phát lệnh TKN trong cả nước

  • Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp Tân Trào, quyết định TKN và thông qua những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền

  • Ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương TKN, cử ra ủy ban dân tộc giải phóng VN do Hồ Chí Minh làm chủ tịch

b. Diễn biến Tổng khởi nghĩa: (sgk)

IV. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945)

  • Ngày 25/8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội

  • Ngày 28/8/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời.

  • Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Nguyên nhân thắng lợi

a. Chủ quan:

  • Truyền thống yêu nước của dân tộc…

  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSĐD và HCM

  • Quá trình chuẩn bị lâu dài trong 15 năm…

  • Sự đồng lòng trong tổng KN, chớp lấy thời cơ…

b. Khách quan:

  • Quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức, Nhật tạo thời cơ cho cách mạng nước ta

2. Ý nghĩa lịch sử

a. Dân tộc:

  • Mở ra bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc . Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lập nên nước VNDC CH do nhân dân lao động làm chủ.

  • Đánh dấu 1 bước nhảy vọt của CMVN Mở ra kỉ nguyên mới: Độc lập tự do (GPDT + GPXH)

b.Thế giới:

  • Góp phần vào chiến thắng chống CNPX, làm lung lay hệ thống thuộc địa của CNĐQ

  • Cổ vũ mạnh mẽ PTGPDT thế giới (trực tiếp là CPC và Lào)

3. Bài học kinh nghiệm

  • Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn CMVN. Nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để có chủ trương biện pháp CM phù hợp.

  • Đảng tổ chức tập hợp lực lượng, phân hóa cô lập kẻ thù.

  • Linh hoạt kết hợp đấu tranh giữa các hình thức: chính trị với vũ trang; KN từng phần với chớp thời cơ phát động tổng KN.

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16

Câu 1:  Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của:

  1. Tổng bộ Việt Minh.

  2. Hồ Chí Minh.

  3. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

  4. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 2:  Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của

  1. Cương lĩnh chính trị (2-1930).

  2. Luận cương chính trị (10-1930).

  3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).

  4. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).

Câu 3:  Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?

  1. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.

  2. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.

  3. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.

  4. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, mặt trận trong cả nước.

Câu 4: Từ ngày 15 đến 19 - 5 - 1941, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử cơ bản nào?

  1. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

  2. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc.

  3. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.

  4. Câu A và C đúng.

Câu 5:  Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người ở miền Bắc chết trong mấy tháng đầu năm 1945:

  1. Nhật bắt nhân dân ta nhỏ lúa trồng đay.

  2. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta

  3. Thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt

  4. Nhật bắt Pháp phải vơ vét nhân dân ta cung đốn cho Nhật

Câu 6:  Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

  1. Chính sách "Kinh tế thời chiến".

  2. Chính sách "Thuộc địa thời chiến".

  3. Chính sách "Kinh tế chỉ huy".

  4. Chính sách "Kinh tế mới".

Câu 7:  Lực lượng nào tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (ngày 13 - 1 - 1941)?

  1. Đông đảo quân chúng nhân dân.

  2. Chủ yếu là công nhân và nông dân.

  3. Chủ yếu là nông dân.

  4. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.

Câu 8: Nhà thơ Tổ Hữu Viết: “Ba mươi năm chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi. ”

Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?

  1. Ngày 25 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.

  2. Ngày 28 / 1/ 1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.

  3. Ngày 28 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.

  4. Ngày 28 / 2 / 1941, tại Hà Nội.

Câu 9:  Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Dương (23 - 7 - 1941) được kí giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

  1. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.

  2. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

  3. Nhật có quyền sử dụng tắt cá các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

  4. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Câu 10:  Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam có tên gọi là gì?

  1. Đội du kích Bắc sơn.

  2. Đội du kích Ba Tơ.

  3. Đội du kích Võ Nhai.

  4. Đội du kích Đình Bảng.

Câu 11:  Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào?

  1. 10-5-1941

  2. 15-5-1941

  3. 19-5-1941

  4. 29- 5 – 1941

Câu 12:  Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng

  1. thị xã Cao Bằng.

  2. thị xã Thái Nguyên.

  3. thị xã Tuyên Quang.

  4. thị xã Lào Cai.

Câu 13: Từ tháng 6 - 1941, ai là người giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương ?

  1. Võ Văn Tần.

  2. Trường Chinh.

  3. Phan Đăng Lưu.

  4. Hà Huy Tập.

Câu 14:  Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập có nhiệm vụ cơ bản là

  1. Chỉ huy các chiến khu mật miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.

  2. Thành lập Việt Nam giải phóng quân.

  3. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

  4. Chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" của Tổng bộ Việt Minh.

Câu 15:  Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc ở đâu ?

  1. Tân Trào - Tuyên Quang.

  2. Đình Cả - Thái Nguyên.

  3. Yên Thế - Bắc Giang.

  4. Bắc Sơn - Lạng Sơn.

Câu 16:  Nguyên nhân khác nhau của khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì là gì?

  1. Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc ta với để quốc Pháp và phát xít Nhật.

  2. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp bị bắt làm bia đỡ đạn ở mặt trận Thái Lan.

  3. Pháp đầu hàng Nhật khi Nhật vào Đông Dương.

  4. Câu B và câu C đúng.

Câu 17:  Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì

  1. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.

  2. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu.

  3. Ngăn chặn không cho vận chuyên lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.

  4. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 18:  Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời dựa trên sự hợp nhất của các tổ chức nào?

  1. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

  2. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.

  3. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

  4. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyễn.

Câu 19:  Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Đó là đặc điểm của sự kiện lịch sử nào?

  1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 / 1940).

  2. Khởi nghĩa Nam Kì (11 / 1940).

  3. Binh biến Đô Lương (1 / 1941).

  4. Khởi nghĩa nông dân Yên Bái (2 / 1930).

Câu 20:  Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

  1. Đấu tranh vũ trang

  2. Đấu tranh bạo lực.

  3. Đấu tranh chính trị.

  4. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 21:  Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đề ra khẩu hiệu gì?

  1. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”

  2. “Người cày có ruộng”.

  3. “Giảm tô, giảm tức”.

  4. “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.

Câu 22:  Cờ đỏ sao vàng do ai vẽ mẫu, lần đầu tiên xuất hiện ở đâu?

  1. Nguyễn Văn Tiến ; khởi nghĩa Thái Nguyên.

  2. Nguyễn Hữu Tiến ; khởi nghĩa Nam Kì.

  3. Nguyễn Hữu Định; khởi nghĩa Bắc Sơn.

  4. Nguyễn Hữu Đang ; khởi nghĩa Đô Lương.

Câu 23:  Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng ở đâu ?

  1. Bắc Sơn - Võ Nhai.

  2. Bắc Bó.

  3. Tân Trào.

  4. Vũ Lăng.

Câu 24:  Ý nghĩa chung của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?

  1. Giáng một đòn phủ đầu chí tử vào thực dân Pháp đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật.

  2. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang.

  3. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

  4. Câu A và B đúng.

Câu 25:  Khẩu hiệu “Đánh đuôi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:

  1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (ngày 9 / 3 / 1945).

  2. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

  3. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ ngày 13 đến ngày 15/ 8 /1945)

  4. Đại hội quốc dân Tân Trào.

Câu 26:  Đến giữa năm 1945. Đảng ta đã xây dựng bao nhiêu chiến khu cấp Trung ương?

  1. 4.

  2. 3.

  3. 5.

  4. 7.

Câu 27:  Đội du kích Bắc Sơn - Vũ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành:

  1. Việt Nam Giải phóng quân.

  2. Cứu quốc quân. .

  3. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

  4. Quân đội nhân dân.

Câu 28:  Với “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương” giữa Pháp và Nhật kí vào ngày 23/ 7 / 1941, Pháp đã thừa nhận cho Nhật có quyền gì ở Đông Dương?

  1. Có quyền chỉ huy kinh tế.

  2. Có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

  3. Có quyền độc chiếm ba sân bay Cát Bi, Gia Lâm, Phủ Lạng Thương.

  4. Có quyên đưa 6000 quân đóng ở phía Bắc sông Hồng.

Câu 29:  Hiệp ước “Phòng thủ chung Đông Dương” được kí giữa Nhật và Pháp vào ngày nào?

  1. 23/7/ 1941.

  2. 29/7/ 1941.

  3. 7/12/ 1941.

  4. 10/12/ 1941.

Câu 30:  Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được ”?

  1. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (tháng 11/ 1939)

  2. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5/ 1941).

  3. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần 8.

  4. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

ĐÁP ÁN

1

C

11

C

21

A

2

B

12

B

22

B

3

A

13

B

23

A

4

C

14

A

24

D

5

B

15

A

25

B

6

C

16

D

26

D

7

D

17

D

27

B

8

C

18

B

28

B

9

A

19

C

29

A

10

A

20

A

30

B

Sơ đồ tư duy bài 16 Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời được giáo viên KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo các môn học khác như: Toán, Văn, Anh, Địa lí,... tại chuyên mục Tài liệu học tập lớp 12.

  • 9.665 lượt xem