Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác, mà là thể hiện bản sắc của người Việt
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận ngắn về ý kiến “Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác, mà là thể hiện bản sắc của người Việt”
Bài làm
Tự hào dân tộc là một trong những đức tính quý báu mà chúng ta ai cũng cần phải có. Bởi lẽ nó chính là cách thể hiện cụ thể nhất tình yêu nước thiết tha cháy bỏng của mỗi người. Vậy làm thế nào để chúng ta thể hiện sự tự hào đó ra bên ngoài? Có phải bằng cách vỗ ngực xưng tên hay xem nhẹ văn hóa của nước khác không?
Tự hào dân tộc tức là cảm giác hãnh diện và hạnh phúc khi được sinh ra và lớn lên ở một đất nước và một quốc gia nào đó. Đó cũng là một cách thức để bạn thể hiện tình yêu đất nước, yêu dân tộc sâu sắc của mình. Suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước chúng ta tự hào bởi “dân tộc ta có một truyền thống yêu nước nồng nàn, đó chính là truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần đó đã kết thành sức mạnh phi thường để chúng ta nhấn chìm những bè lũ cướp nước và bán nước. Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình truyền thống đó lúc nào cũng rực cháy trong trái tim khối óc của mỗi người dân Việt Nam.
Thế nhưng yêu nước, tự hào dân tộc thế nào cho văn minh là điều mà rất nhiều băn khoăn. Liệu có phải yêu nước là việc đi đến đây cũng vỗ ngực khoe ta là người Việt Nam, khoe ta có bề dày lịch sử rồi giẫm đạp nên nền văn khóa khác? Không, chúng ta đừng bao giờ yêu nước một cách đầy cực đoan như vậy. Thế giới biết đến dân tộc Việt Nam không chỉ bởi chúng ta đã làm nên những trận chiến “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” mà bởi những con người Việt Nam vốn rất bình dị và gần gũi. Đó là hình ảnh của những bà Trưng bà Triệu, hình ảnh của chị Sáu kiên cường bất diệt, của những người mẹ tảo tần nuôi con trong kháng chiến. Hình ảnh của cả dân tộc đau thương nhưng đầy bao dung, đã thả về biết bao nhiêu tù chính trị chứ nhất quyết không giết bớ sát hại.
Tình yêu nước của chúng ta không phải lúc nào cũng là chửi bới, giẫm đạp nên nền văn hóa của nước khác. Mà chúng ta hãy mang niềm tự hào, mang những điều bình dị vốn có của đất nước nhỏ bé này đi chinh phục lòng người bốn phương. Nhà văn Nam Cao đã từng viết “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm trên vai của kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Chẳng hay ho chút nào việc chúng ta dìm dập người khác để nâng cao mình, điều khiến cho mọi người khâm phục đó chính là chúng ta đứng ở vị thế ngang hàng với họ nhưng vẫn cao hơn họ. Mỗi một con người sinh ra đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc, họ cũng yêu quê hương bản sứ của mình như chúng ta yêu đất nước ta đấy thôi. Vì thế chẳng ai cho ai cái quyền được trì triết hay xem nhẹ văn hóa của ai cả.
Văn hóa của người Việt Nam đó chính là khiêm tốn, bình dị và gần gũi. Trên thực tế suốt bao nhiêu năm qua, những người du khách đặt chân tới du lịch hay lựa chọn gắn bó với mảnh đất này đều vì bởi con người Việt Nam rất dễ thương, nồng ấm. Bởi nền văn hóa Á Đông đậm đà bản sắc dân tộc, bởi quá khứ hào hùng đầy máu và hoa. Vì thế tại sao chúng ta lại phải vỗ ngực làm gì khi điều đó ai cũng biết và trân trọng?
Tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước là điều mà bất cứ ai đều có. Nó chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất trong mỗi người. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy thể hiện niềm tự hào dân tộc bằng cách lan tỏa niềm tin, tuyên truyền văn hóa đến với mọi người trên thế giới. Bởi chỉ có như thế thì niềm tự hào mới được nhân lên và lan tỏa mà thôi.
Xem thêm bài viết khác
- Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 4a: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích đất nước và bài đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Thất bại là mẹ thành công”
- Tổng hợp những bài viết số 3 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (8 đề)
- Anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tình trạng nghiện In-tơ-nét trong tuổi trẻ học đường hiện nay
- Bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin Nghị luận bàn về sức mạnh niềm tin - Văn mẫu 12
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền
- Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ...
- Bài văn: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh bài mẫu 1
- Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người
- Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt Sơ đồ tư duy Văn 12