Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
b) Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
(1) Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi.
Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
b) Các từ trong bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ ( hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu yêu cầu gì đối với bài làm?
Bài làm:
a) Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ đưa ra định hướng với những yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, cảm nhận hay gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b) Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
- Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
- Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
- Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
Xem thêm bài viết khác
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
- Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.
- Soạn văn 9 VNEN bài 24: Sang thu – Nói với con
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi; Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:...
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Em hiểu “hành trang” là gì?
- Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này.
- Lập dàn bài cho một trong các đề sau:
- Điền từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên và từ ngữ toàn dân tương ứng vào bảng sau:
- Sưu tầm thêm một số bài thơ của La Phông – ten trong đó có hình tượng chó sói
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay.