Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
d) Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
(1) Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ, điệp ngữ nào? Nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ.
(2) Em hiểu như thế nào về những hình ảnh con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến?
Bài làm:
(1) Trong đoạn thơ (4), điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại để thể hiện một ước nguyện chân thành, tha thiết, một sự hóa thân kỳ diệu.
Đoạn thơ 5, điệp ngữ "dù là" biểu hiện sự quyết tâm cao độ, là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ,
(2) Con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống. Nhà thơ muốn làm con chim, mang tiếng hát cho đời, muốn làm một cành hoa, tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ, muốn làm một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người. Hình ảnh “một nốt trầm xao xuyến” càng làm tăng thêm sức gợi cảm cho lời thơ Không ồn ào, cao điệu, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nhà thơ mượn lại những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên dù cho sự cống hiến ấy là khiêm tốn.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương
- Dàn ý nghị luận về trò chơi điện tử
- Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
- Từ đoạn trích dưới đây trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi và dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết suy nghĩ của mình ...
- Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
- Đọc đoạn 2 của bài thơ và cho biết hình tượng con cò trong đoạn thơ này biến đổi như thế nào so với đoạn 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong đoạn thơ là gì?
- Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Thành phần phụ chú trong mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí?
- Cho biết mục đích và tác dụng của thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
- Chọn phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
- Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây: