Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.
D. Hoạt động vận dụng
1. Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.
Bài làm:
Trong thời tiết mát mẻ, êm dịu của đất trời, tôi khoan khoái đi dạo trên con đường nhỏ của làng quê. Một làn gió nhè nhẹ, se lạnh mơn man thổi đến, đem theo hương thơm nồng nàn, ngọt ngào của ổi chín. Tôi hít lấy hít để cái hương ổi thân thuộc của tuổi thơ đang phả vào trong không gian ấy. Trên đường làng ngõ xóm, làn sương dường như đang giăng mắc khắp nơi. Lúc này tôi đột nhiên thảng thốt nhận ra: Hình như thu đã về. Phát hiện đột ngột này làm tôi bất ngờ quá. Bây giờ tôi mới cảm nhận được rõ ràng những chuyển biến của đất trời khi thu về. Ngoài xa kia, dòng sông dường như cũng êm đềm hơn, dềnh dàng, thong thả trôi xuôi. Tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời trong xanh, cao vòi vọi, mây trắng lãng đãng trôi không biết về tận phương nào. Những cánh chim nhỏ nhoi dường như cũng vội vã hơn trong cuộc hành trình vạn dặm. Bất chợt, tôi có cảm giác là những đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu. Trước khung cảnh sang thu của đất trời, tôi chợt nghĩ về chính mình. Con người tôi giờ đây cũng như những hàng cây đứng tuổi kia, đã không còn thấy bất ngờ trước những cơn sấm sét.
Câu chứa hàm ý: Con người tôi giờ đây cũng như những hàng cây đứng tuổi kia, đã không còn thấy bất ngờ trước những cơn sấm sét.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?
- Nêu đặc điểm của các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép thế, phép nối.
- Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây :
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
- Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
- Soạn văn 9 VNEN bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten
- Dàn ý nghị luận về trò chơi điện tử
- Đọc các đề bài sau và chỉ ra điểm giống nhau của các đề bài đó:
- Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
- Soạn văn 9 VNEN bài 31: Con chó Bấc
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học bài Bàn về đọc sách.