Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” ở thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.
d) Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” ở thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Các cuộc chơi đó giống và khác nhau như thế nào? Sự giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
Bài làm:
Những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” ở thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra có những điểm giống và khác nhau:
- Giống: Trong các trò chơi đều có những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng: mây, trăng, bầu trời, sóng, những bến bờ,…
- Khác:
- Cuộc vui chơi ở thế giới tự nhiên là một thế giới hấp dẫn, bí ẩn và thú vị, là tiếng gọi của một thế giới diệu kì đối với trẻ thơ.
- Những trò chơi do cậu bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt, dường như không phải là trò chơi đúng nghĩa: Hai bàn tay con ôm lấy mẹ; con lăn,… lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Tuy nhiên cậu bé đã dứt khoát khước từ những trò chơi của tự nhiên để ở bên mẹ. Điều đó thể hiện tình yêu tha thiết của cậu bé đối với mẹ của mình. Tình mẫu tử có sức mạnh lớn lao hơn bất kỳ cám dỗ nào, giúp con người ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết một trong các hợp đồng sau: cung cấp nước sạch, cung cấp điện sinh hoạt.
- Hoàn thiện bảng sau về các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS:
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Tìm đọc toàn văn truyện Rô – bin – xơn Cru – xô và tóm tắt bằng văn bản.
- Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
- Trong những ngày cuối, Nhĩ đã khao khát điều gì khi nhìn qua khung cửa sổ? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
- Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây:
- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
- Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra ?
- Soạn văn 9 VNEN bài 29: Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang
- Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Những chi tiết, hình ảnh nào trong mỗi đoạn thơ giúp em nhận biết được nội dung chính của đoạn?