Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 6: Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài làm:
Mỗi bài ca dao, tục ngữ là một lời dạy của cha ông ta được đúc kết qua bao thế hệ. Trong đó việc nhắc nhở con cháu giữ truyền thống đạo hiếu, lòng biết ơn qua các câu tục ngữ là những bài học đạo lí sâu sắc và ý nghĩa. Truyền thống đó được thể hiện sâu sắc qua lời dạy giản dị: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu tục ngữ sử dụng những hình ảnh gần gũi, thân thuộc với mỗi chúng ta. Mượn hình ảnh “quả” để chỉ thành quả, là kết tinh những gì tinh túy nhất của mỗi loài cây, bởi sau một thời gian dài sinh trưởng và phát triển, ra hoa kết trái mới tạo ra được quả ngọt. Để đạt được thành tựu đó, còn nhờ công lao chăm sóc và vun trồng của người trồng. Vì vậy, được thụ hưởng trái ngọt ta phải nhớ ơn người đã vất vả trồng cấy. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà câu tục ngữ đã gửi gắm đến mỗi chúng ta.
Bằng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, cha ông ta đã nhắn nhủ một truyền thống đạo hiếu sâu sắc của dân tộc. Chúng ta cần biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã không quả ngại mọi vất vả, hi sinh để cho ta được hưởng thành quà ngọt ngào. Đó là cha mẹ, thầy cô, những lớp người đi trước của dân tộc đã giữ gìn và để lại những trái ngọt cho chúng ta ngày hôm nay. Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn của con người.
Trong thực tế xã hội hôm nay, tất cả những thành quả có được đều nhờ bao mồ hôi, công sức, sự hi sinh và vất vả của lớp lớp người đi trước. Đất nước hòa bình như hôm nay là cả một hành trình lịch sử hơn bốn nghìn năm đất nước, bao người con trai con gái đã cần cù làm lụng. Khi có giặc, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu để bảo vệ bờ cõi của dân tộc. Bao người đã đổ máu, ngã xuống vì nền độc lập tự do cho đất nước, có thể chẳng ai còn nhớ tên tuổi họ nhưng đó là những người đã làm nên dân tộc Việt Nam, như lời của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Và những người trồng nên quả ngọt cho mỗi chúng ta hôm nay còn là ông bà, cha mẹ. Từ công lao sinh thành bao nhọc nhằn, cha mẹ đã nuôi nấng và chăm sóc để hôm nay ta được lớn khôn và trưởng thành. Bởi vậy mà “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Đó còn là thầy cô, từ nét chữ đầu tiên cô cầm tay để ta có được con chữ tròn trịa đến những bài học đạo lí sâu sắc ở đời. Nhớ ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô mà ta được trưởng thành và khôn lớn như hôm nay.
Để biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta cần phải thể hiện bằng những lời nói, hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc. Trong mỗi gia đình, những ngày lễ tết hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu lại tụ họp đông đủ để cùng làm mâm cơm cúng giỗ, đó là văn hóa tín ngưỡng mà dân tộc ta đã duy trì bao đời nay với người đã khuất. Với cha mẹ, chúng ta hãy chăm sóc, yêu thương và cố gắng nỗ lực học hành để bố mẹ được vui lòng. Luôn chăm ngoan, nghe lời để thầy cô không phải bận lòng và lo lắng. Lòng biết ơn và trách nhiệm với đất nước được thể hiện bằng công lao gắng sức học hành, để đóng góp một phần công sức nhỏ bé cống hiến cho đất nước. Sự tri ân ấy còn được thể hiện qua những ngày lễ lớn của dân tộc như ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày kỉ niệm giải phóng dân tộc 30/4 hàng năm…. Đó là những dịp để con cháu ôn lại những truyền thống hào hùng của dân tộc và cùng nhắc nhở nhau nhớ ơn những người đi trước đã dựng xây lên non nước này.
Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị nhưng đã nêu lên bài học đạo lí sâu xa, ý nghĩa. Đó là lời nhắc nhở với mỗi người dân đất Việt hôm nay và mai sau, chúng ta cần phát huy và tiếp nối truyền thống đạo lí của cha ông
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận
- Soạn văn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ý nghĩa văn chương
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 (chỉ ghi lại các bài văn xuôi)
- Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn”
- Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống
- Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt
- Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) và cho biết luận điếm, luận cứ và lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy